Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024
Chủ nhật , 30/06/2024, 15:42
1. Mức lương tối thiểu vùng dùng để làm gì?
Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương tối thiểu có các ý nghĩa sau đây:
- Thứ nhất, là căn cứ trả lương cho người lao động
- Thứ hai, là lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu
- Thứ ba, là cơ sở để trả lương ngừng việc
- Thứ tư, là cơ sở tính thiệt hại mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động
- Thứ năm, là căn cứ xác định lương tối thiểu khi chuyển lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động
2. Mức tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 được quy định như thế nào?
Theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại, đồng thời mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 01/7/2024.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu dự kiến tăng như sau:
- Mức 4.960.000 đồng/tháng và 23.800 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng I.
- Mức 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng II.
- Mức 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng III.
- Mức 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng IV.
3. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Thông thường, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh 1 năm/1 lần.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Lương thử việc có được thấp hơn lương tối thiểu vùng không?
Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
1.Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, tiền lương thử việc người lao động nhận được ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. Trong khi đó, tiền lương của người lao động phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, lương thử việc có thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, chỉ cần người sử dụng lao động đảm bảo trả không thấp hơn 85% mức lương của công việc đó cho người lao động.
Câu 2: Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị phạt tiền, cụ thể:
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra, ngoài sử dụng lao động vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều này:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Như thế nào là Phân biệt đối xử trong lao động
-
Hưởng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến lương hưu không
-
Thời gian nghỉ thai sản công chức nữ có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Để biết thêm những thông tin cần thiết về việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]