Như thế nào là Phân biệt đối xử trong lao động
Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07
1. Hành vi phân biệt đối xử trong lao động được hiểu là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động:
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Phân biệt đối xử lao động được hiểu là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên các tiêu chí như: chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp, trừ trường hợp xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương.
2. Phân biệt đối xử trong lao động có bị nghiêm cấm hay không?
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:
-
Phân biệt đối xử trong lao động.
-
Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
-
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
-
Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
-
Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
-
Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
-
Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
-
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
3. Mức xử phạt với hành vi phân biệt đối xử trong lao động
Khi phân biệt đối xử trong lao động sẽ phải chịu những chế tài nhất định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên là mức phạt áp dụng cho trường hợp người vi phạm là cá nhân. Trường hợp nếu người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người sử dụng lao động có thể sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi phân biệt đối xử trong lao động (trừ những hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì sẽ có những mức phạt cụ thể khác).
4. Hỏi đáp về như nào là Phân biệt đối xử trong lao động
Câu hỏi 1: tuyển dụng người lao động có bằng cấp cao có phải là hành vi phân biệt đối xử trong lao động không?
Luật lao động đã quy định rõ: Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ; yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động, dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Câu hỏi 2: NLĐ nên làm gì khi mình bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Người lao động bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể làm những việc như sau:
- Tìm hiểu chính sách của công ty: Đầu tiên, hãy đọc kỹ chính sách của công ty để biết những quy định liên quan đến việc phân biệt đối xử. Nếu công ty có chính sách chống phân biệt đối xử, hãy liên hệ với người quản lý hoặc bộ phận nhân sự để tìm hiểu thêm thông tin.
- Nói chuyện với người quản lý: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với cách xử lý của người khác đối với bạn, hãy gặp người quản lý và nói chuyện về vấn đề của bạn. Họ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này hoặc đưa ra những giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này.
- Khiếu nại đến NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí theo quy định của Bộ luật lao động.
Bài viết liên quan:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?
- Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Để được tư vấn chi tiết về như thế nào là phân biệt đối xử trong lao động, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]