Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?
Thứ 2 , 25/11/2024, 15:04
1. Tranh chấp lao động là gì?
Khái niệm về tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019, cụ thể tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
2. Vì sao cần giải quyết tranh chấp lao động?
Quan hệ lao động là loại quan hệ không thể thiếu để giúp xã hội phát triển. Trong quá trình làm việc, khó tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động, những vấn đề đó có thể bao gồm: lương thưởng, chế độ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ phép,...
Việc đặt ra cơ chế giải quyết tranh chấp lao động là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần củng cố và duy trì quan hệ lao động, phòng ngừa tranh chấp mới phát sinh, góp phần hoàn thiện pháp luật lao động.
Trên thực tế, trong quan hệ lao động, người lao động là bên luôn bị phụ thuộc về tổ chức và ở vị thế yếu hơn về kinh tế so với người sử dụng lao động nên quyền lợi của họ dễ bị xâm hại. Tuy nhiên, nếu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ chú trọng lợi ích của người lao động thì sẽ phá vỡ tính ổn định, hài hoà của quan hệ lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động sẽ không đạt được kết quả. Vì vậy, giải quyết tranh chấp lao động sẽ giúp bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong tranh chấp, từ đó góp phần duy trì mối quan hệ lao động.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2019, đó là:
- Hoà giải viên lao động: Cá nhân phải thực hiện thương lượng, hòa giải tại Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
- Hội đồng trọng tài lao động: Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải không thành. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Toà án nhân dân: Toà án nhân dân sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động khi các bên có yêu cầu trong trường hợp tranh chấp không cần tiến hành hoà giải hoặc hoà giải không thành, hoặc trong trường hợp Ban trọng tài lao động không được thành lập, hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đó.
Như vậy, tuỳ vào trường hợp mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động sẽ là Hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án nhân dân.
4. Hỏi đáp về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?
Câu hỏi 1. Các loại tranh chấp lao động là?
Tại Khoản 2 Điều 179 BLLĐ 2019 quy định các loại tranh chấp lao động, bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa Người lao động với người sử dụng lao động; Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Câu hỏi 2. Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thành lập Hội đồng trọng tài lao động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động với nhiệm kỳ 05 năm, bao gồm các trọng tài viên lao động được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 99 Nghị định này.
Bài viết liên quan:
- Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật hiện hành
-
Các tranh chấp lao động nào không bắt buộc phải qua hòa giải theo quy định của pháp luật?
-
Nhân viên đi làm muộn công ty có được trừ lương không
Mọi thắc mắc về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 6178 để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]