Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động

Thứ 4 , 28/08/2024, 02:19


Tái thẩm là phương thức xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có tình tiết mới có thể làm thay đổi bản chất của vụ án. Vậy, ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động được quy định như thế nào, hãy cùng Luật toàn quốc chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây

1. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được hiểu như thế nào?

     Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là hoạt động của người có thẩm quyền của tòa án, viện kiểm sát trong việc yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện được tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án dân sự.

Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động

2. Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động?

     Căn cứ theo Điều 354 BLTTDS 2015 quy định, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
  • Bên cạnh đó, người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

​     Như vậy, những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động bao gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

3. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động?

     Cũng như đối với các bản án nói chung, Để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với các bản án lao động đã có hiệu lực pháp luật, cần có một trong bốn căn cứ được quy định tại Điều 352 BLTTDS 2015, bao gồm:

  • Thứ nhất, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
  • Thứ ba, thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
  • Thứ tư, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động?

     Căn cứ Điều 355 BLTTDS 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định.

     Như vậy, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định.

Câu 2: Thời hạn cho việc thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện cho người có thẩm quyền kháng nghị là bao lâu?

     Việc thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện cho người có thẩm quyền kháng nghị được quy định như sau:

  • Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định.
  • Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định.

     Như vậy, khác với thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, thời hạn để phát hiện, thông báo tình tiết mới cho người có thẩm quyền kháng nghị đối với thủ tục tái thẩm bản án lao động là không có thời hạn.

  Bài viết cùng chuyên mục:

​     Để biết thêm những thông tin cần thiết v ai có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn! 

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com