Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không?

Thứ 4 , 11/09/2024, 15:35


Lương hưu có tầm quan trọng rất lớn đối với người lao động khi họ nghỉ hưu, vì nó đóng vai trò chính trong việc đảm bảo sự ổn định tài chính và chất lượng cuộc sống của người lao động trong giai đoạn nghỉ hưu. Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề “Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không?” mời bạn cùng theo dõi ngay tại bài viết dưới đây của Luật Toàn Quốc.  

 1. Lương hưu là gì?

     Lương hưu là khoản tiền được trả định kỳ cho người lao động sau khi họ nghỉ hưu, nhằm đảm bảo thu nhập ổn định trong giai đoạn không còn làm việc. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, giúp người nghỉ hưu duy trì mức sống và đảm bảo các nhu cầu cơ bản trong giai đoạn tuổi già.

2. Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không?

      Căn cứ theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng thì từ 1/7/2024 Nhà nước ta đã chính thức điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho những người hiện đang hưởng lương hưu từ trước 01/7/2024. Cụ thể, quy định tại Điều 2 và khoản 1, Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP đã nêu rõ:

     Từ ngày 1/7/2024, Nhà nước điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/7/2024, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

  • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

  • Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

  • Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

  • Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

  • Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

  • Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995.

      Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, bao gồm: 

  • Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

  • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

  • Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

  • Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

  • Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

     Các đối tượng quy định nêu trên khi nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995 (bao gồm những người đã nghỉ hưởng trợ cấp mất sức lao động trước ngày 01/01/1995, sau đó được tiếp tục hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động), sau khi thực hiện việc điều chỉnh từ ngày 1/7/2024 (thực hiện điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.500.000 đồng/tháng) có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: 

  • Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng. 

  • Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

     Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

   Theo đó, người lao động khi nghỉ hưu vào tháng 7/2024 sẽ không được hưởng mức lương hưu mới. Bởi với quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, mức điều chỉnh 15% lương hưu chỉ dành cho các đối tượng hiện đã nghỉ hưu từ trước 1/7/2024. Còn với nhóm nghỉ hưu sau 1/7/2024 (tức là nghỉ hưu vào tháng 7/2024) thì không được điều chỉnh tăng lương hưu theo đợt tăng này.

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không

3. Mức lương hưu khi nghỉ hưu sau 1/7/2024 là bao nhiêu?

     Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu khi đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được tính theo công thức:

     Lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

     Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Do đó, từ ngày 1/7/2024, khi có sự điều chỉnh tăng lương, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ tăng, kéo theo mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

     Đối với khu vực công, nơi lương được tính theo mức lương cơ sở, Điều 3 của Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau về việc tăng mức lương cơ sở. Tại đây, mức lương cơ sở được dùng để:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.

  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

      Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ là 2.340.000 đồng/tháng.

     Đối với người lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp, theo khoản 1, Điều 3 của Nghị định 74/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với mức lương tối thiểu vùng cũ, cụ thể:

  • Vùng 1: mức lương tối thiểu tháng là 4.960.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 23.800 đồng/giờ.

  • Vùng 2: mức lương tối thiểu tháng là 4.410.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 21.200 đồng/giờ.

  • Vùng 3: mức lương tối thiểu tháng là 3.860.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 18.600 đồng/giờ.

  • Vùng 4: mức lương tối thiểu tháng là 3.450.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 16.600 đồng/giờ.

      Do vậy, từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng đều tăng. Theo đó, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng theo đợt tăng lương từ 1/7/2024 thì mức lương hưu sau này của họ cũng sẽ tăng theo. 

      Theo đó, đối với nhóm người lao động nghỉ hưu sau 1/7/2024, mức hưởng lương hưu có tăng hay không còn phụ thuộc vào mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không

4. Câu hỏi liên quan

Câu 1. Điều kiện để được hưởng lương hưu là gì?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, các điều kiện để người lao động được hưởng lương hưu sẽ bao gồm:

  • Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu (tại điểm c, Khoản 1, Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Công việc khai thác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

  • Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Câu 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động được tính vào thời điểm nào?

      Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được tính như sau:

     Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

      Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 

  • Đối với lao động nam: đủ 60 tuổi 03 tháng.

  • Đối với lao động nữ: đủ 55 tuổi 04 tháng. 

        Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

     Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 (Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035) tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 (Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035) tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Người lao động khi bảo đảm các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Bài viết liên quan:

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới không?” quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vũ Phương Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com