Lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu?
Chủ nhật , 30/06/2024, 16:07
1. Lương cơ sở là gì?
Tại Điều 1 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì từ ngày 01/07/2023.
“Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang”.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cũng đã có quy định về lương cơ sở. Cụ thể:
“Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở”.
Theo đó, hiểu một cách đơn giản, “lương cơ sở” chính là mức lương được sử dụng để tính lương của người lao động căn cứ theo vị trí trong bảng lương. Ngoài ra, lương cơ sở cũng là căn cứ để xác định các khoản phụ cấp và các chế độ khác. Lương cơ sở là mức lương thấp nhất, chưa bao gồm các chế độ của người lao động như chế độ khen thưởng hay phụ cấp.
Lương cơ sở đã giúp Nhà nước ta tạo nên một cơ chế chính xác, minh bạch và cực kỳ công khai trong chế độ trả lương. Đồng thời, thông qua mức lương cơ sở, chúng ta có thể tính các khoản chi phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xác định được các loại chế độ, các khoản lợi nhuận được hưởng (tính theo mức lương cơ sở).
2. Lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu?
Mức lương cơ sở trước giai đoạn 01/07/2024 theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 đồng/tháng.
Đồng thời, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng của người lao động cũng được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/07/2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
Tuy nhiên, hiện nay thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, đảm đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương, Chính phủ nước ta đang tiến hành triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện, gồm hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. Cụ thể, từ ngày 01/07/2024 mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng (tăng 30% so với mức lương cơ cơ sở được quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP). Việc nâng mức tiền lương phù hợp được đánh giá là cần thiết để có thể phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
3. Lương cơ sở sẽ được áp dụng cho đối tượng nào?
Được quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, tại đây quy định pháp luật này đã có sự nêu rõ về đối tượng áp dụng của mức lương cơ sở là những người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm 09 nhóm đối tượng như sau:
-
Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thoả thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
-
Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ).
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
-
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
-
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Mức lương cơ sở được áp dụng cho công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được Nhà nước hỗ trợ kinh phí… Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.
4. Câu hỏi liên quan
Câu 1: Nếu lương cơ sở tăng vậy các chế độ phụ cấp khác có tăng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Hiện nay, các khoản phụ cấp của công chức, viên chức phần lớn đều tính dựa trên mức lương cơ sở. Do đó, việc tăng lương cơ sở đồng nghĩa với việc các khoản tiền được nhận từ chế độ phụ cấp cũng được tăng theo. Tuy nhiên, mức tăng giữa các chế độ phụ cấp sẽ có sự khác biệt so với mức lương cơ sở hiện nay.
Câu 2: Người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có là đối tượng được tăng lương cơ sở không?
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành thì người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện không phải là đối tượng được tăng lương cơ sở. Các đối tượng được tăng lương cơ sở hiện nay theo Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP chỉ bao gồm 09 nhóm đối tượng:
-
Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
-
Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thoả thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
-
Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ).
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
-
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
-
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Bài viết liên quan:
-
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có bị phạt không?
-
Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt không?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu?”, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Phương Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]