Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt không?

Thứ 7 , 29/06/2024, 05:00


     Thang bảng lương được thực hiện trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Người lao động có thể căn cứ để đảm bảo quyền lợi nhận được từ lương làm việc, cùng luật toàn quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Thang, bảng lương là gì?

     Thang lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, bậc lương, nhóm lương được quy định để làm căn cứ để công ty trả lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao đông. Dựa vào thang lương người quản lý sẽ phân loại từng nhóm và năng lực lao động trong doanh nghiệp của mình.

     Bảng lương là tổng hợp số tiền thực tế mà công ty phải trả cho người lao động gồm các khoản như: tiền lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản tiền trở cấp khác trong một khỏng thời gian xác định.

     Như vậy thang lương sẽ căn cứ theo trình độ mức độ làm việc của người lao động để tạo sự minh bạch khi trả lương và bảng lương là số tiền mà công ty phải trả cho người lao động.

2. Doanh nghiêp không xây dựng thang, bảng lương có bị xử phạt không?

     Căn cứ vào Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về tiền lương

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;

b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;

d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

     Như vậy không xây dựng thang, bảng lương thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Mức xử lý hành chính này là mực phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. 

     Theo quy định tịa khoản 1 điều 6 nghị định 12/2022/NĐ - CP, mức phạt đối với Doanh nghiệp, tổ chức mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Người lao động có được tham gia ý kiến về việc xây dựng bảng lương hay không?

     Căn cứ khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung người lao động được tham gia ý kiến như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến

1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

     Theo đó người lao động được quyền tham gia ý kiến về việc xây dựng bảng lương theo nội dung trên.

4. Chuyên mục hỏi đáp 

Câu 1: Khi xây dựng thang lương, bảng lương có cần trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động (công đoàn) không?

     Căn cứ vào quy định tại Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định xây dựng thang lương lương, bảng lương và định mức lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Công đoàn). 

Câu 2: khi làm bảng lương thì doanh nghiệp có phải căn cứ vào mức lưng tối thiểu không?

     Căn cứ tại điều 91 Bộ luật lao động 2019, khi làm bảng lương thì doanh nghiệp phải đảm bảo mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

​Các bài viết liên quan

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt không? quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh
 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com