Rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không?

Thứ 5 , 04/07/2024, 10:19


Ly hôn là một quy định của pháp luật nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân khi cuộc hôn nhân không đạt được và không thể cứu vãn. Việc ly hôn có thể xuất phát từ yêu cầu của cả hai bên (thuận tình ly hôn) hoặc một bên (đơn phương). Tuy nhiên cũng có trường hợp sau khi nộp đơn ly hôn lại quay về chung sống với nhau. Vậy rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thuận tình ly hôn là gì?

     Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa. Cùng với đó, điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

     Như vậy, thuận tình ly hôn được hiểu là việc cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng và đã thỏa thuận các vấn đề liên quan đến ly hôn.

2. Rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không?

     Căn cứ khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

      Cùng với đó, khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.”

     Như vậy, trong quá trình giải quyết, nếu cảm thấy cuộc hôn nhân chưa nghiêm trọng đến đến mức phải ly hôn thì vợ chồng có quyền rút đơn ly hôn. Cùng với đó, vợ và chồng có quyền ngang nhau khi thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn. Khi rút đơn ly hôn thuận tình cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng.

3. Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình được quy định thế nào?

     Tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:

  • Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.

  • Khi Tòa án đã thụ lý:

     - Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217, điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự,  trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn.

     - Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.

4. Hỏi đáp về Rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không?

Câu hỏi 1: Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

     Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các chủ thể sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

     Tuy nhiên, chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu hỏi 2: Tòa giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của một bên trong trường hợp nào?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Bài viết liên quan:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề Rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Minh Khuê

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com