Chồng có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng khi chưa ly hôn không?
Thứ 4 , 18/09/2024, 10:21
1. Con riêng là gì?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng
Như vậy, con riêng được hiểu có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân) và sau khi kết hôn.
2. Chồng có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng khi chưa ly hôn không?
Theo quy định tại Điều 90, Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết và ngược lại thì cha, mẹ cũng có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết. Như vậy quyền nhận cha, mẹ, con là quyền thiêng liêng, cần được tôn trọng và bảo vệ. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia. Do đó, người chồng có thể được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng khi chưa ly hôn.
Tuy nhiên, để làm được thủ tục khai sinh và đứng tên trên giấy khai sinh, người chồng phải làm thủ tục đăng ký xác nhận cha, mẹ, con với cơ quan chức năng trước khi được đứng tên giấy khai sinh. Cùng với đó, hành vi có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
3. Thủ tục đăng ký xác nhận quan hệ cha con được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục nhận cha, mẹ, con được quy định như sau:
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên. Đối với chứng cứ chứng minh quan hệ cha con khi thực hiện đăng ký nhận cha con được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
4. Hỏi đáp về “chồng có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng khi chưa ly hôn không?”
Câu hỏi 1. Đăng ký nhận cha, mẹ, con cần có giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
-
Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
-
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
-
Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Câu hỏi 2. Hồ sơ làm giấy khai sinh không có yếu tố nước ngoài cần các giấy tờ gì?
Căn cứ theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP thì người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) khi đi làm giấy khai sinh cho con (không có yếu tố nước ngoài) cần đem theo các giấy tờ như sau:
-
Giấy tờ phải xuất trình bao gồm:
- Bản chính một trong các giấy tờ là: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.( Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
- Giấy chứng nhận kết hôn ( trong trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn)
-
Giấy tờ phải nộp bao gồm:
- Bản chính giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Bài viết liên quan:
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Chồng có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng khi chưa ly hôn không”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Minh Khuê
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: lienhe@luattoanquoc.com