Chồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không?

Thứ 4 , 04/09/2024, 10:23


Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Đây chính là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề “Chồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không?” Mời bạn cùng Luật Toàn Quốc phân tích, tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

1. Bạo lực gia đình là gì?

     Theo quy định của pháp luật tại khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, khái niệm “bạo lực gia đình” đã được nêu ra cụ thể như sau:

"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

     Có thể hiểu, bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi “cố ý của thành viên gia đình”. Hành vi này gây tổn hại về gần như mọi mặt đối với các thành viên khác trong gia đình, từ gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.

      Hiện nay, tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, cũng quy định rõ về các hành vi bạo lực gia đình, bao gồm: 

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

  • Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

  • Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

  • Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.

  • Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình.

  • Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

  • Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

  • Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng.

  • Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.

  • Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp.

  • Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi. 

  • Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình.

  • Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.

  • Cô lập, giam cầm thành viên gia đình. 

  • Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

     Nếu các hành vi bạo lực nêu trên được thực hiện giữa: 

  • Người đã ly hôn. 

  • Người chung sống như vợ chồng.

  • Người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng. 

  • Người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau 

     Thì theo đó cũng sẽ được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Chồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không

2. Chồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không?

     Hiện nay, tại Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu rõ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

     Thứ nhất, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

     Thứ hai, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Thứ ba, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo đó, đối với trường hợp chồng bạo lực gia đình vợ hiện nay cũng có thể giành được quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Do việc trực tiếp nuôi con cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn sẽ do vợ, chồng tiến hành thỏa thuận khi ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên (vợ/chồng) trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. 

     Trong trường hợp ly hôn, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ có thể được tự do lựa chọn việc muốn được chăm sóc bởi bố hoặc mẹ, do nguyện vọng của con trong trường hợp này sẽ được xem xét. Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ do người vợ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.) 

Chồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không

3. Làm thế nào để giành được quyền nuôi con khi chồng có hành vi bạo lực gia đình?

     Giành quyền nuôi con khi chồng có hành vi bạo lực gia đình là một vấn đề cần được người vợ xem xét kĩ lưỡng. Bởi khi người chồng đã có hành vi bạo lực gia đình với người vợ, điều này có thể là yếu tố quan trọng trong việc giành quyền nuôi con. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để tăng khả năng giành quyền nuôi con cho người vợ trong trường hợp này:

     Thứ nhất, thu thập chứng cứ về hành vi bạo lực. Để tòa án có cơ sở xem xét hành vi bạo lực của người chồng, thì người vợ cần thu thập và cung cấp các chứng cứ cụ thể, bao gồm:

  • Biên bản của công an hoặc cơ quan chức năng: Nếu có sự can thiệp của công an hoặc cơ quan chức năng khi xảy ra bạo lực, các biên bản này là chứng cứ quan trọng.

  • Chứng nhận y tế: Nếu người vợ hoặc con cái đã bị tổn thương về mặt thể chất do hành vi bạo lực, giấy chứng nhận y tế từ bệnh viện hoặc cơ sở y tế là chứng cứ mạnh mẽ.

  • Lời khai của nhân chứng: Lời khai từ người thân, hàng xóm hoặc bất kỳ ai chứng kiến hành vi bạo lực có thể củng cố hồ sơ của bạn.

  • Hình ảnh, video, tin nhắn: Bất kỳ hình ảnh, video ghi lại hành vi bạo lực hoặc tin nhắn, email đe dọa từ người chồng cũng là chứng cứ hữu ích.

     Thứ hai, chứng minh được bản thân có khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn. Ngoài việc chứng minh hành vi bạo lực của người chồng, tại đây người vợ cũng cần phải chứng minh rằng mình có khả năng cung cấp cho con một môi trường sống lành mạnh, ổn định, và an toàn hơn. Cụ thể:

  • Điều kiện vật chất: Chứng minh cá nhân người vợ hiện có thu nhập ổn định, nhà cửa và điều kiện sinh hoạt đủ tốt để nuôi dưỡng con.

  • Điều kiện tinh thần: Chứng minh rằng bản thân người vợ có thể cung cấp sự chăm sóc về mặt tinh thần, đảm bảo con có môi trường sống ổn định, không bị ảnh hưởng bởi bạo lực.

  • Mối quan hệ với con: Nếu con đã đủ lớn (trên 7 tuổi), Tòa án sẽ lắng nghe nguyện vọng của con. Nếu con muốn sống với người vợ, điều này sẽ là yếu tố có lợi.

     Thứ ba, chủ động đệ đơn ly hôn và yêu cầu quyền nuôi con. Khi người vợ đã có đầy đủ chứng cứ và chuẩn bị hồ sơ, hãy đệ đơn ly hôn và yêu cầu quyền nuôi con tại tòa án. Trong đơn ly hôn, người vợ cần trình bày rõ ràng về hành vi bạo lực của người chồng và lý do vì sao người vợ là người phù hợp để nuôi con.

     Thứ tư, nhờ Luật sư tư vấn và đại diện. Để tăng cơ hội giành quyền nuôi con, người vợ nên nhờ Luật sư tư vấn và đại diện. Luật sư sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ, thu thập chứng cứ và đại diện cho bạn trong phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của bạn và con.

     Hành vi bạo lực gia đình của người chồng là một yếu tố quan trọng có thể giúp người vợ giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, để tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn, cần phải cung cấp đầy đủ chứng cứ và chứng minh rằng bạn có khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Việc nhờ sự hỗ trợ của Luật sư cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc để bảo vệ quyền lợi của bạn và con cái trong quá trình ly hôn.

4. Câu hỏi liên quan 

Câu 1. Người vợ bị chồng bạo lực gia đình sẽ có những quyền gì?

     Khi người vợ bị chồng bạo lực gia đình, pháp luật Việt Nam bảo vệ người vợ và trao cho họ nhiều quyền để đảm bảo an toàn và quyền lợi hợp pháp. Căn cứ tại khoản 1, Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, các quyền mà người vợ có thể thực hiện khi bị bạo lực gia đình bao gồm:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

  • Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.

  • Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  • Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản.

  • Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình.

  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 2. Cha/mẹ sau ly hôn nếu không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ như thế nào?

     Sau khi ly hôn, dù cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con, họ vẫn có nhiều nghĩa vụ và quyền liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ quyền lợi của con cái. Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu rõ Cha, mẹ sau ly hôn nếu không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ như sau:

  • Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Bài viết liên quan:

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đềChồng bạo lực gia đình vợ có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn không?”, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vũ Phương Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com