Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Thứ 2 , 30/09/2024, 10:30


Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó. Tuy nhiên, một số loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam theo quy định. Vậy, giấy tờ nào được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

     Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định về  về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

2. Các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

     Căn cứ Điều 9 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, các giấy tờ sau đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:

  • Giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

  • Giấy tờ được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

  • Giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Giấy tờ mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

     Cụ thể, theo Danh sách các nước và loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự (Kèm theo Công văn số 840/HTQTCT-HT ngày 13 tháng 8 năm 2019 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực), các nước và loại giấy tờ, tài liệu sau đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam:

  • Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân: Các giấy tờ, tài liệu dùng trong mục đích TTTP về hình sự (Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định); Các giấy tờ dân sự, thương mại có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp (Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định).

  • Cộng hòa Ba Lan: Các loại giấy tờ lao động (Điều 1.3), dân sự, gia đình, hình sự được cơ quan có thẩm quyền lập, chứng thực (Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định); Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa Bun-ga-ri: Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa Bê-la-rút: Các loại giấy tờ dân sự (thương mại), gia đình, lao động, hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Vương quốc Cam-pu-chia: Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới.

  • Cộng hòa Ca- dắc-xtan: Bản án, quyết định của Tòa án, hoặc trích lục bản án, quyết định của Tòa án hoặc các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến hộ tịch của công dân Bên ký kết (Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định).

  • Cộng hòa Cu-ba: Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, lao động; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Trung Quốc (Đài Loan): Các loại giấy tờ dân sự, thương mại, hôn nhân, gia đình và lao động (Điều 1.2) có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp; Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Thỏa thuận.

  • Vương quốc Đan Mạch: Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi.

  • Vương quốc Hà Lan: Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam đã được chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam (Được miễn HPH áp dụng đối với giấy tờ của Việt Nam).

  • Cộng hòa Hung-ga-ri: Các giấy tờ công do cơ quan của một Bên ký kết ban hành hoặc giấy tờ tư có công chứng/chứng thực như chứng nhận đăng ký, chữ ký hoặc nhận dạng (Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ được chuyển giao qua các kênh liên lạc theo theo quy định của Hiệp định); Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa I-rắc: Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa I-ta-li-a: Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi.

  • CHDCND Lào: Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự; Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới.

  • Mông Cổ: Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Liên bang Nga: Các loại giấy tờ do cơ quan tư pháp lập hoặc chứng thực (gồm cả bản dịch, trích lục đã được chứng thực); Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Nhật Bản: Các loại giấy tờ hộ tịch; Giấy tờ dùng cho việc nhận nuôi con nuôi.

  • Cộng hòa Pháp: Bản án, quyết định công nhận/thi hành án dân sự, các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ dân sự dùng cho việc kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con; Giấy tờ dùng cho việc nhận nuôi con nuôi; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự (Được miễn HPH nhưng phải được CNLS nếu phía Bên kia yêu cầu).

  • Ru-ma-ni: Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa Séc: Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Vương quốc Tây Ban Nha: Các giấy tờ, tài liệu về hình sự (Được miễn HPH/CNLS khi chuyển giao thông qua các Cơ quan trung ương).

  • Liên bang Thụy Sĩ: Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi.

  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Các loại giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình và lao động) và hình sự (Miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo HĐTTTP năm 1998); Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự; Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới.

  • U-crai-na: Các giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình, lao động) và hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa Xlô-va-ki-a: Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự; Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự.

  • Cộng hòa In- đô-nê-xi-a: Các tài liệu, hồ sơ dùng trong mục đích TTTP về hình sự, trừ trường hợp đặc biệt khi Bên được yêu cầu đề nghị rằng các hồ sơ hoặc tài liệu phải được chứng thực (Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, hồ sơ được chuyển giao theo Hiệp định)

3. Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

     Căn cứ Điều 5 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam gồm:

  • Bộ Ngoại giao có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. 

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

4. Hỏi đáp về “Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam”

Câu hỏi 1. Có thể làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

     Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Câu hỏi 2. Các giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự.

     Căn cứ Điều 10 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, các giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

  • Giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

  • Giấy tờ trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

  • Giấy tờ giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

  • Giấy tờ có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.

  • Giấy tờ có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Bài viết liên quan:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Minh Khuê

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com