Chuyển người lao động sang làm công việc khác mà không báo trước có bị phạt không?

Thứ 3 , 26/11/2024, 10:12


Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Sau khi hợp đồng lao động được giao kết, các bên sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng lao động. Vậy, chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không báo trước có bị phạt hay không? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chuyển người lao động sang làm công việc khác được hiểu như thế nào?

     Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

     Như vậy, chuyển người lao động sang làm công việc khác được hiểu là tạm thời điều động, luân chuyển, bố trí người lao động sang thực hiện công việc khác so với hợp đồng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh được quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019. Người sử dụng lao động được phép tạm thời chuyển người lao động sang làm việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

  • Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước.

  • Gặp khó khăn đột xuất do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác có phải báo trước không?

     Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

     Như vậy, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Nếu người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác mà không báo trước có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

3. Chuyển người lao động sang làm công việc khác mà không báo trước bị xử phạt thế nào?

     Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi chuyển người lao động sang làm công việc khác mà không báo trước bị xử phạt thế nào được quy định như sau:

Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

     Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước có thể phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, khoản 1 Điều 6 Nghị định này cũng quy định mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

4. Hỏi đáp về chuyển người lao động sang làm công việc khác mà không báo trước

Câu hỏi 1. Tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác có cần sự đồng ý của người lao động hay không?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, tạm thời chuyển người lao động sang công việc khác theo quy định nếu không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì không cần có sự đồng ý của người lao động nhưng phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

Câu hỏi 2. Thời gian tạm thời chuyển người lao động sang công việc khác là bao lâu?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 29, thời gian tạm thời chuyển người lao động sang công việc khác không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

Bài viết liên quan:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo quy định hiện hành”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Minh Khuê

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]