Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có bị phạt không

Thứ 3 , 26/11/2024, 10:12


Việc giao kết hợp đồng lao động là cơ sở, điều kiện để bảo vệ cả quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Song hiện nay, có một số người sử dụng lao động thực hiện các hành vi bị cấm khi giao kết hợp đồng lao động nhằm trục lợi, trong đó có hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ. Vậy buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có bị phạt hay không, hãy cùng Luật Toàn Quốc chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây

1. Hợp đồng lao động là gì?

     Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm hợp đồng lao động, theo đó hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

     Hợp đồng lao động được thiết lập dựa trên nguyên tắc là tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực nhưng không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

2. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng với người lao động?

     Căn cứ Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, theo đó có 3 hành vi bị nghiêm cấm:

  • Thứ nhất, giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  • Thứ hai, yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Thứ ba, buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

     Như vậy, hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trở nợ cho người sử dụng lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi giao kết, thực hiện hợp đồng với người lao động. Việc quy định như vậy giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt trong vấn đề về thỏa thuận tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, trợ cấp, và các vấn đề khác. Hơn nữa, khi có các hành vi bị nghiêm cấm trên diễn ra thì việc giao kết hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản. 

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có bị phạt không?

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có bị xử phạt hành chính và mức xử phạt có sự khác nhau giữa người sử dụng lao động là cá nhân hay tổ chức. Cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ.
  • Phạt tiền gấp đôi tức từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức có hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ. 

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có được không?

     Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hình thức hợp đồng lao động, theo đó hợp đồng lao động được giao kết thông qua 01 trong 03 hình thức sau đây:

  • Thứ nhất, hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Thứ hai, hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
  • Thứ ba, được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

     Như vậy, có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Câu 2: Tổ chức chính trị-xã hội nào bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động?

     Căn cứ Điều 10 Hiến pháp 2013, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  Bài viết cùng chuyên mục:

​     Để biết thêm những thông tin cần thiết về hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có bị phạt không quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn! 

Chuyên viên: Lê Hữu Phước
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]