Thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động có được không?

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:04


Khi tiến hành giao kết hợp đồng, một trong những nội dung chắc chắn người lao động cần quan tâm là địa chỉ làm việc. Đôi khi người lao động bị thay đổi địa chỉ làm việc mà không biết bảo vệ quyền lợi cho bản thân do thiếu kiến thức pháp luật. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động đúng với quy định pháp luật.

1. Địa chỉ làm việc của người lao động là gì?

     Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, trong hợp đồng lao động bắt buộc phải có hai nội dung, đó là công việc và địa điểm làm việc.

     Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, địa điểm làm việc được quy định như sau:

b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

     Như vậy, người lao động cần được biết rõ địa điểm làm việc của mình là ở đâu, nếu do tính chất công việc phải làm ở nhiều địa điểm khác nhau thì các bên cũng cần thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động và ghi đầy đủ các địa chỉ đó.

2. Người sử dụng lao động tự ý thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động có được không?

     Bộ luật lao động 2019 không nói rõ rằng người sử dụng lao động có được tự ý thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động hay không, nhưng tại điều 28 Bộ luật lao động 2019 quy định rằng:

Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác

     Như vậy có thể hiểu là địa điểm làm việc đã được quy định rõ trong hợp đồng, nếu muốn thay đổi thì phải có sự thoả thuận của hai bên, và người sử dụng lao động không được quyền tự ý thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động nếu chưa có sự thông báo và đồng ý của người lao động.

3. Nếu tự ý thay đổi địa chỉ làm việc, công ty có bị phạt không?

     Nếu cố tình sắp xếp cho người lao động đến làm tại địa điểm khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

     Như vậy, nếu tự ý bố trí cho người lao động làm ở địa điểm khác với nơi đã thỏa thuận thì người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 03 -07 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 06 - 14 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

     Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

4. Hỏi đáp về Thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động có được không?

Câu hỏi 1. Nếu người lao động bị thay đổi địa chỉ làm việc một cách ép buộc, thì có thể khiếu nại lên đâu?

     Điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, theo đó, nếu bị thay đổi địa chỉ làm việc sai quy định pháp luật, người lao động có thể trực tiếp khiếu nại lần 1 đến người sử dụng lao động.

     Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được người sử dụng lao động (tổng giám đốc tổng công ty đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng lao động) giải quyết thì, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Câu hỏi 2. Muốn thay đổi địa điểm làm việc của người lao động phải làm sao?

     Việc thay đổi địa chỉ làm việc sẽ được coi như sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Như vậy nội dung này sẽ được điều chỉnh bởi Điều 33 Bộ luật lao động 2019, theo đó, nếu người sử dụng lao động muốn yêu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng lao động (cụ thể là thay đổi địa điểm làm việc) thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi.

     Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc thay đổi địa điểm làm việc được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

     Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc thay đổi địa điểm làm việc thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về quy định về Thay đổi địa chỉ làm việc của người lao động, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

​     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]