Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38


Quy định về chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng như thế nào? Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào? Sau đây Luật Toàn Quốc xin giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

1. Quy định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

     Điều 47 Luật Hôn  nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

     Như vậy, vợ chồng có toàn quyền lựa chọn chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo đó, khi chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận phải lập thành văn bản trước khi kết hôn và được công chứng hoặc chứng thực.

     Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng

     Về bản chất, thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng là một giao dịch dân sự. Vì vậy, để thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực thì cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cụ thể Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

     Như vậy, để thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vợ, chồng không bị mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm thỏa thuận được ký kết;
  • Vợ, chồng hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức: Được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

3. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

     Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như sau:

Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

      Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

     Thứ nhất, Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

     Thứ hai, vi phạm một trong các quy định về Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;  Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

     Thứ ba, Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

4. Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

     Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, việc xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu được giải quyết như sau: Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

  • Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
  • Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

 5. Hỏi đáp về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Câu hỏi 1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có được sửa đổi, bổ sung không?

     Vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng lập trong thời kỳ hôn nhân có được không?

     Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản trước thời kỳ hôn nhân và phải được công chứng hoặc chứng thực. Vì vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ không được công nhận.

Bài viết tham khảo

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thanh Huyền

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]