Pháp luật quy định người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ tết không?
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
1. Người giúp việc gia đình là ai?
Theo khoản 1 Điều 161 Bộ luật lao động năm 2019 thì người giúp việc gia đình được hiểu là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Và các công việc trong gia đình được Bộ luật lao động liệt kê bao gồm các công việc: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Như vậy, người giúp việc trong gia đình cũng được coi là một người lao động theo cách hiểu của Bộ luật lao động năm 2019. Do đó các quy định chung về người lao động cũng được áp dụng đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình. Và các quy định riêng về người lao động là người giúp việc trong gia đình được quy định tại Mục 5 Chương XI về Lao động là người giúp việc gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan về người lao động là người giúp việc gia đình.
2. Người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ, tết không
Tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
a) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
b) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Như vậy, quy định về nghỉ lễ, nghỉ tết của người giúp việc trong gia đình được áp dụng theo quy định chung tại Mục 2 Chương VII của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Căn cứ vào các quy định trên có thể thấy người lao động giúp việc nhà vẫn được nghỉ lễ, tết giống như những người lao động khác. Trong trường hợp người lao động giúp việc nhà đi làm trong thời gian nghỉ lễ, tết thì sẽ được tính tiền lương làm thêm giờ.
3. Người lao động giúp việc nhà đi làm vào ngày lễ, tết thì được nhận mức lương như thế nào?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy Người lao động giúp việc nhà khi làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết sẽ được hưởng ít nhất bằng 300%, số tiền này chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày
4. Hỏi đáp về người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ, tết không?
Câu hỏi 1: Hợp đồng với người lao động là người giúp việc trong gia đình có phải lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 162 Bộ luật lao động năm 2019 thì: Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. Do đó, hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình phải lập thành văn bản.
Câu hỏi 2: Người lao động là người giúp việc có phải làm những công việc không được ghi trong hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động với người lao động là người giúp việc gia đình thì nghiêm cấm hành vi: Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. Do đó, người giúp việc gia đình không phải làm những công việc không được ghi trong hợp đồng lao động
Bài viết tham khảo liên quan đến người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ, tết không?
- Quy định về thời gian làm thêm giờ tối đa vào ngày nghỉ hàng tuần
- Người lao động được trả lương bao nhiêu khi đi làm ngày 2/9
Mọi thắc mắc liên quan đến quy định người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ, tết không quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.
Luật Toàn quốc xin trân thành cảm ơn/
Chuyên viên: Việt Hùng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]