Theo quy định pháp luật làm việc không trọn thời gian là gì?

Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38


Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ, nhiều người hiện đại đang tìm kiếm cách tiếp cận công việc một cách linh hoạt hơn. Làm việc không trọn thời gian mang lại cho họ khả năng quản lý thời gian linh hoạt hơn, giúp kết hợp giữa công việc, gia đình và sở thích cá nhân một cách hiệu quả. Bài viết sẽ phân tích cho quý độc giả về làm việc không trọn thời gian là gì?

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về công việc không trọn thời gian; bạn đang muốn biết làm việc không trọn thời gian nghĩa là gì; quy định pháp luật về làm việc không trọn thời gian ra sao; các đối tượng làm việc không trọn thời gian bao gồm những ai... Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc giúp bạn giải đáp những vướng mắc trên.

1. Làm việc không trọn thời gian là gì?

     "Làm việc không trọn thời gian" (part-time) là một loại hình làm việc mà người làm việc chỉ phải làm một phần nhỏ của thời gian làm việc so với một ngày làm việc đầy đủ. Thông thường, người làm việc không trọn thời gian làm việc ít giờ hơn so với người làm việc toàn thời gian. Làm việc không trọn thời gian có thể là một lựa chọn phù hợp cho những người muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân một cách linh hoạt.

      Đối với những người đang học tập, người nghỉ hưu, hoặc người muốn có thời gian nhiều hơn để dành cho gia đình và sở thích, làm việc không trọn thời gian có thể là một giải pháp lựa chọn.

2. Quy định của pháp luật về làm việc không trọn thời gian

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian. 

Điều 32. Làm việc không trọn thời gian

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. 

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

     Pháp luật lao động hiện nay quy định về người lao động làm việc không trọn thời gian; có các cơ sở pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của người lao động, và để người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động làm việc theo chế độ không trọn thời gian; căn cứ vào đó để xác định được mức lương và các quyền lợi khác cho người lao động; Tham gia được bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc bán thời gian theo đúng quy định của pháp luật và những vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như là người sử dụng lao động.

      Với quy định người lao động làm việc không trọn thời gian tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động sẽ được hưởng lương, bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trong thời gian cần được hiểu là vấn đề về tiền lương, quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được tính theo tỷ lệ thời giờ làm việc tương ứng. 

3. Các đối tượng làm việc không trọn thời gian

      Thứ nhất, Đối tượng được làm việc không trọn thời gian là người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Đối tượng được làm việc không trọn thời gian có thể là bất kỳ cá nhân nào nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận.

      Thứ hai, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Các bên có thể thỏa thuận về thời gian làm việc một ngày ít hơn bao nhiêu giờ so với quy định của công ty. Làm việc không trọn thời gian bao nhiêu ngày trong một tháng hoặc thời gian làm việc của họ một ngày là bao nhiêu giờ. Người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động có làm việc trong thời gian; họ sẽ có quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử. 

4. Hỏi đáp về người lao động làm việc không trọn thời gian

Câu hỏi 1: Người lao động làm việc không trọn thời gian có cần ký hợp đồng lao động không?

     Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019, Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

      Vì là lao động có hưởng lương và bình đẳng với các lao động khác cho nên khi làm việc không trọn thời gian, người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng lao động với người lao động.

Câu hỏi 2: Người lao động làm việc không trọn thời gian có cần phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

     Những người lao động làm việc không trọn thời gian mà không đủ tháng thì căn cứ tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, dựa theo quy định trên nếu tổng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không được đóng BHXH. Trường bợp làm việc đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng vẫn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về người lao động làm việc không trọn thời gian, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]