Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Thứ 2 , 20/06/2022, 04:28


Vấn đề nuôi con luôn là vấn đề trọng điểm khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Với nhiều năm kinh nghiệm Luật Toàn Quốc sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tốt nhất theo quy định pháp luật.

 1. Quy định của pháp luật về quyền nuôi con

      Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong các quy phạm đạo đức, tôn giáo, xã hội,… mà còn được điều chỉnh cụ thể trong pháp luật. Về nguyên tắc, con chung của vợ chồng được xác định thông qua quan hệ huyết thống. Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

     Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

     Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

2. Tranh chấp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

     Theo quy định tại khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

...........

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     Như vậy, hiện nay đối với con dưới 36 tháng tuổi vẫn có sự ưu tiên đối với người mẹ khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con. Tuy nhiên nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì người cha hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật.

3. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi

     Đối với con ở độ tuổi này sẽ không có sự ưu tiên cho cha hay cho mẹ. Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ phải xét các điều kiện về vất chất và điều kiện về tinh thần của cha mẹ để đánh giá xem ai là người có khả năng nuôi con tốt hơn.

  • Điều kiện về vật chất: Tòa án sẽ xem xét những vấn đế như: Tài sản, thu nhập, nơi ở của cha và mẹ....
  • Điều kiện về tinh thần: Tòa án xem xét những yếu tố như: thời gian chăm sóc con, giáo dục con; Điều kiện cho con vui chơi, giải trí, hoàn thiện nhân cách; Xem xét về mặt nhân cách của người nuôi dưỡng....

     Ngoài ra, Tòa án xác định một trong các bên có ai có tệ nạn xã hội hay không như ma túy, bài bạc, bạo lực gia đình....

     Dựa vào những yếu tố trên để Tòa an ra quyết định ai là người có quyền nuôi con sau khi ly hôn. 

4. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con từ 7 tuổi trở lên

     Theo quy định tại khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

........

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      Như vậy đối với trường hợp tranh chấp quyền nuôi con đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên Tòa án sẽ xem xét các yếu tố về vật chất, yếu tố về tinh thần và xem xét nguyện vọng của con để ra quyết định cha hay mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn.

5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

5.1 Những khó khăn khách hàng gặp phải khi tranh chấp quyền nuôi con

     Trên thực tế, khi có tranh chấp về quyền nuôi con thường là những tranh chấp vừa mang tính tình cảm vừa mang tính chất pháp lý rất khó giải quyết, hơn nữa người bị ảnh hưởng nhất trong quan hệ tranh chấp này chính là con cái, với nguyên tắc xét xử để đảm bảo tốt nhất điều kiện vật chất, phát triển, giáo dục cho con thì Tòa án sẽ dựa trên các chứng cứ, chứng minh mà đã cung cấp và thu thập được đẻ giải quyết.

      Với tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng không ai không muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con mình trưởng thành, nỗi lo tâm lý của cha mẹ, con cái cũng ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp. Nhìn chung trong quá trình tham gia các tranh chấp trong thực tế, Luật Toàn Quốc nhận thấy nhiều khó khăn khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con:

  • Không tự viết được đơn xin ly hôn, đơn khỏi kiện theo đúng quy định
  • Không xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con
  • Không cung cấp đầy đủ chứng cứ
  • Không chứng minh được điều kiện để giành quyền nuôi con
  • Thiếu sự am hiểu về quy định của pháp luật về quyền nuôi con
  • Khó khăn trong việc tiếp xúc, làm việc với cơ quan liên quan
  • Không thể hòa giải được tranh chấp về quyền nuôi con
  • .......

     Nếu bạn đang gặp những khó khăn, vướng mắc trong tranh chấp quyền nuôi con thì hãy liên hệ ngay chúng tôi, với phương châm pháp luật cho cuộc sống, Luật Toàn Quốc sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con nhanh nhất và hiệu quả nhất, chúng tôi luôn snax sàng lắng nghe - chia sẻ - tư vấn cho bạn. 

5.2 Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

 Hiện nay vấn đề tranh chấp về quyền nuôi con là một vấn đề xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên hầu hết các khách hàng đang gặp khó khăn trong việc xác định quyền của mình. Năm được khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như:

  • Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin ly hôn;
  • Tư vấn Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và quyền nuôi con của vợ chồng;
  • Tư vấn các quy định pháp Luật về hôn nhân gia đình;
  • Thực hiện việc soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con;
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi tranh chấp quyền nuôi con;
  • Tư vấn quyền nuôi con trong các trường hợp cụ thể.

5.3 Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn

     Mặc dù sau khi đã có quyết định ly hôn của Tòa án, nhưng cha mẹ vẫn có quyền khởi kiện để giành quyền nuôi con khi có tranh chấp, cha mẹ khi ly hôn vẫn có quyền nghĩa vụ đối với con cái, Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

  • Cung cấp mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn;
  • Soạn thảo, hướng dẫn viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn điều kiện cụ thể giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn điều kiện cấp dưỡng cho con;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con tại Tòa án;
  • Tư vấn thảm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuoi con sau ly hôn;
  • Hướng dẫn khách hàng đưa ra chứng cứ chứng minh để giành quyền nuôi con;

     Luật Toàn Quốc sẽ hỗ trợ các dịch vụ pháp lý về tranh chấp quyền nuôi con cho quý khách theo yêu cầu của bạn, với những nội dung tư vấn theo quy định và những dịch vụ pháp lý thực tiễn. 

6. Cách thức liên hệ để sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

 Nếu bạn có nhu cầu tư vấn giành quyền nuôi, cũng như cần luật sư hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật, bạn có thể Liên hệ với chúng tôi - Công ty luật TNHH Toàn Quốc theo cách thức sau:

  • Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 19006178 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ các luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm;
  • Gửi nội dung cầu hỏi đến địa chỉ mail: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com;
  • Đến trực tiếp trụ sở công ty tại: Số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc từ Liêm, Hà Nội để được các chuyên gia pháp lý hàng đầu đưa ra các phương án giải quyết một cách chính xác, hiệu quả;
  • Ngoài ra, Quý khách có thể đề nghị gặp luật sư tư vấn ngoài trụ sở công ty sau khi đặt lịch hẹn qua tổng đài 19006178.

5. Hỏi đáp về dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Câu hỏi 1: Điều kiện giành quyền nuôi con?

     Quyền nuôi con được xem xét dựa trên việc bảo vệ lợi ích và sự phát triển tốt nhất cho người con, có thể dựa trên các yếu tố như: 

  • Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong những vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Để nuôi dưỡng con cái tốt nhất thì người nuôi dưỡng cần có điều kiện kinh tế vững chắc để tạo điều kiện cho con cái phát triển tốt. Điều kiện kinh tế ở đây gồm: Thu nhập, nhà ở,...
  • Thời gian chăm sóc con cái: Thời gian chăm sóc con cái là cần thiết và luôn được chú trọng đối với việc nuôi dạy, giáo dục trẻ để phát triển tốt nhất.
  • Cấp dưỡng cho con: Cấp dưỡng sẽ là một trong những quyền lợi của người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, người nuôi dưỡng có thể yêu cầu hoặc không yêu cầu cấp dưỡng.
  • Các điều kiện và yếu tố khác như trong quá trình sinh sống giữa hai vợ chồng, ai dùng bạo lực gia đình, thời gian chăm sóc con cái, ai có lỗi dẫn đến ly hôn, nguyện vọng của con muốn chung sống với ai sau khi ly hôn,… đều là những yếu tố tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn.

Câu hỏi 2: Tranh chấp về quyền nuôi con trên 7 tuổi?

    Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con. Cha mẹ vẫn phải chứng minh mình có điều kiện tốt nhất trong việc nuôi dưỡng chăm sóc con đã nếu ở trên.

Câu hỏi 3: Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

     Mặc dù không làm phát sinh quan hệ hôn nhân nhưng nếu có con chung thì vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con như khi là vợ chồng. Theo đó, khi không ở với nhau nữa, để giành được quyền nuôi con thì hai bên có thể thỏa thuận.

     Người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc

Câu hỏi 4: Khi nào cha được giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

     Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định rõ:

  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     Như vậy, cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo thỏa thuận của 2 bên hoặc trong trường hợp chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để chăm nuôi, giáo dục con cả về tinh thần và vật chất.

Luật Toàn Quốc, xin cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com