Xử lý kết hôn trái pháp luật như thế nào theo quy định
Thứ 6 , 08/11/2024, 08:43
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Luật sư cho tôi hỏi do gia đình tôi có nợ của anh A một số tiền và gia đình tôi không đủ khả năng để trả nợ nên anh A đã ép tôi phải kết hôn với anh ta để gán nợ, chúng tôi có đăng ký kết hôn tại UBND xã B và nay tôi thường xuyên bị anh ta đánh đạp, vậy trường hợp kết hôn của tôi không có sự tự nguyện kết hôn thì được giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về xử lý kết hôn trái pháp luật cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra hướng xử lý về xử lý kết hôn trái pháp luật như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Nghị định 126/2014 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình;
- Thông tư liên tịch số 01/2016/ TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP
Nội dung tư vấn:
1. Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn sau:
- Nam chưa từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ không tự nguyện quyết định;
Tự nguyện là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
- Bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
-Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật;
-Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
- Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn;
- Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Người đang có vợ, có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân khi các bên đáp ứng đầy đủ được các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật HNGĐ 2014, trên đây là các trường hợp kết hôn trái pháp luật; trường hợp vi phạm một trong các điều kiện trên thì không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân và sẽ bị hủy kết hôn trái hôn trái pháp luật.
2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Căn cứ theo Điều 10 Luật HNGĐ 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật như sau:
- Bản thân người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức dưới đây để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm về nam, nữ không tự nguyện kết hôn:
Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
-
Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm:
Nam chưa từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên;
Bị mất năng lực hành vi dân sự;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị các cơ quan sau đây để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Căn cứ theo Điều 11 Luật HNGĐ 2014 và Điều 2,3,4 Thông tư liên tịch số 01/2016/ TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP quy định cách xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 Luật HNGĐ 2014 để quyết định:
Thứ nhất, tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ 2014 thì Tòa án xử lý như sau:
- Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn;
- Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 12, 16 Luật HNGĐ 2014:
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
- Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014.
Thứ hai, trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ 2014 thì thực hiện như sau:
- Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, các bên chọn giải quyết 1 trong hai trường hợp trên, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 Luật HNGĐ 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
- Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không.
- Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.
Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thủ tục yêu cầu giải quyết kết hôn trái pháp luật
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ cụ thể sau:
- Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
- Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
- Các tài liệu; chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn để tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền hủy hôn nhân trái pháp luật là Tòa án nhân dân cấp huyện; trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu
Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ; Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí và Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Về quan hệ tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây, là hồ sơ và trình tự, thủ tục bạn cần thực hiện để yêu cầu Tòa án hủy kết hôn tái pháp luật.
6. Hỏi đáp về xử lý kết hôn trái pháp luật
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: tôi đã đăng ký kết hôn với anh Nguyễn Văn A vào 14/5/2020, tuy nhiên hiện tôi mới biết anh A đã bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, giờ tôi không muốn chung sống với anh A nữa thì phải giải quyết như thế nào? Tôi cảm ơn!
Căn cứ Điều 8, 12, 16 Luật HNGĐ 2014 thì trường hợp của bạn là kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, đây là quan hệ kết hôn trái pháp luật theo điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014 vì không đáp ứng điều kiện kết hôn và bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để hủy kết hôn trái pháp luật.
Câu hỏi 2: Chi phí yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định pháp luật là bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì lệ phí giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là 300.000 đồng.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xử lý kết hôn trái pháp luật như sau:
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về làm đơn yêu cầu giải quyết trường hợp kết hôn trái pháp luật, gửi đơn yêu cầu giải quyết đó tới cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về giải quyết trường hợp kết hôn trái pháp luật. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề thủ tục giải quyết kết hôn trái pháp luật: chuẩn bị, soạn thảo đơn về yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật,..
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]