Quy định pháp luật về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Thứ 4 , 15/06/2022, 09:45


Cha mẹ là người có quyền và nghĩa vụ lớn nhất đối với con cái. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi thấy pháp Luật có những quy định về những trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng tôi vẫn chưa rõ về quy định này? Luật sư có thể tư vấn rõ hơn cho tôi về vấn đề này được không? Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

1. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được hiểu như thế nào?

     Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên là việc giới hạn của pháp luật nhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định. Đây là quy định của pháp luật nhằm bảo vệ con chưa thành niên khỏi cha mẹ có lối sống sa đọa, tính cách, nhân phẩm không tốt để tránh có những tác động xấu, ảnh hưởng đến con chưa thành niên, cản trở sự phát triển của con.

2. Những trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đới với con chưa thành niên

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

"Điều 85: Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

     Thứ nhất, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vì bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con được coi là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Các hành vi này được quy định tại Chương XIV của Bộ Luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý với lỗi cố ý mới bị hạn chế quyền.

     Thứ hai, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên do phá tài sản của con

Con được quyền có tài sản riêng, tài sản riêng của con là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.

     Thứ ba, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nếu có lối sống đồi trụy

Con chưa thành niên là những người chưa hoàn thiện về thể chất, tư tưởng, tinh thần, nhân cách,...Vậy nên cha mẹ mà có lối sống đồi trụy sẽ ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của con sau này.

     Thứ tư, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nếu xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

     Khoản 4  Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là không đưuọc xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội như: Dụ dỗ, lôi kéo trẻ đi lang thanh, ép trẻ mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy,...

3. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền đối với con

     Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên gồm:

     - Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

     - Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

  • Người thân thích;
  •  Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

     - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện ra các hành vi vi phạm của cha mẹ thuộc một trong các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức bên trên để yêu cầu Tòa án hạn ché quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

4. Phạm vi và thời gian hạn chế quyền

4.1. Phạm vi hạn chế quyền

     Theo Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định phạm vi hạn chế quyền sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.

3.3. Thời gian hạn chế quyền

     Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Tòa án ra quyết định hạn chế một hoặc một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

5. Hậu quả pháp lý của cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

     Căn cứ theo Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hậu quả của việc cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên gồm những hậu quả sau:

     Thứ nhất, Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

     Thứ hai, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

  • Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  • Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
  • Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

     Thứ ba, cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

5. Hỏi đáp về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Câu hỏi 1: Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên như thế nào?

     Để thực hiện yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì người có quyền yêu cầu làm đơn khởi kiện nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha, mẹ.

     Nội dung đơn bao gồm:

     + Thông tin cá nhân của người có quyền gửi đơn, cha, mẹ của con

     + Ngày tháng năm làm đơn, lý do làm đơn…

     Kèm theo đơn, người có quyền có thể gửi thêm một số chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi nộp đơn và án phí theo quy định, Tòa án sẽ xem xét và tiến hành giải quyết yêu cầu. Căn cứ vào từng trường hợp Tòa án có thể ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Câu hỏi 2: Cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên không?

     Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  • Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lê Hằng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com