Thủ tục xây dựng bảng giá đất được quy định như thế nào?

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:04


Bảng giá đất là một văn bản quan trọng để làm căn cứ xác định giá đất trong rất nhiều trường hợp, việc xây dựng bảng giá đất là sự phối hợp của nhiều cơ quan, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Vậy cụ thể, thủ tục xây dựng bảng giá đất được quy định như thế nào?

1. Bảng giá đất là gì?

     Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, giá đất tính theo giá nhà nước hiện nay gồm bảng giá đất là giá đất cụ thể. Bảng giá đất sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

     Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

2. Vì sao cần xây dựng bảng giá đất?

     Bảng giá đất được xây dựng để đối chiếu vào những mục đích thiết thực liên quan đến giá đất ở từng khu vực cụ thể, theo đó tại Khoản 2 Điều 114 Luật đất đai 2013 đã quy định những trường hợp mà bảng giá đất được lấy làm căn cứ, đó là:

  • Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân: Việc tính tiền sử dụng đất được thực hiện khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

  • Tính thuế sử dụng đất: Tùy thuộc vào loại đất được sử dụng mà người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, trừ trường hợp được miễn.

  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai: Khi đăng ký quyền sử dụng đất thì người có quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ. Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì lệ phí trước bạ phải nộp bằng giá đất tại bảng giá đất x 0.5%.

  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Tuỳ vào giá tiền của từng loại đất sẽ có mức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau. Ví dụ: Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bị phạt tiền từ 02 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, vậy nên nếu người dân trong quá trình sử dụng đất gây thiệt hại cũng sẽ phải bồi thường cho Nhà nước.

  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3. Thủ tục xây dựng bảng giá đất được quy định như thế nào?

     Căn cứ Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành bảng giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Điều 12. Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất

1. Trình tự xây dựng bảng giá đất thực hiện theo quy định sau đây:

a) Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh;

b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;

c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;

d) Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;

đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất;

e) Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

g) Thẩm định dự thảo bảng giá đất;

h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất;

i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.

     Như vậy, thủ tục xây dựng bảng giá đất sẽ được thực hiện theo quy trình là Sở tài nguyên và môi trường điều tra, đánh giá, phân tích bảng giá đất hiện hành, kết hợp với những thay đổi trên thực tế, sau đó thực hiện làm hồ sơ để dự thảo xây dựng bảng giá đất, lấy ý kiến về bản dự thảo đó rồi trình cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Việc thông qua bảng giá đất sau đó sẽ thuộc về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Hỏi đáp về Thủ tục xây dựng bảng giá đất được quy định như thế nào?

Câu hỏi 1. Hồ sơ xây dựng bảng giá đất để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm những gì?

     Tại khoản 2 điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:

  • Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất;

  • Dự thảo bảng giá đất;

  • Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;

  • Văn bản thẩm định bảng giá đất.

Câu hỏi 2. Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định bảng giá đất?

     Theo khoản 4 điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định, thì Hội đồng thẩm định sẽ có trách nhiệm thẩm định bảng giá đất, hội đồng này sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thành lập.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về thủ tục xây dựng bảng giá đất, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất!
      
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]