Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hiện hành

Thứ 7 , 11/02/2023, 05:05


     Mang thai hộ là vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Vậy quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư: Luật sư cho tôi hỏi người nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có quyền nghĩa vụ gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:   

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

Theo quy định tại khoản 22 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được định nghĩa như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ

.........

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

     Như vậy, Như vậy, để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cả bên mang thai và bên nhờ mang thai phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

2. Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

     Theo quy định tại điều 98 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm:

  • Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
  • Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
  • Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

     Trên đây là những quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vợ, chồng bạn có thể tham khảo để nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ.

3. Thủ tục đăng ký thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

     Bước 1: Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ký kết Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với người được nhờ mang thai hộ tại Văn phòng công chứng.

     Tùy thuộc vào yêu cầu của từng phòng công chứng, bạn có thể phải chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Bản thảo Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
  • Bạn có thể tự soạn thảo bản thỏa thuận này theo Mẫu Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • Giấy tờ tùy thân của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ gồm: giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, V.V..
  • Văn bản xác nhận của tổ chức y tê có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Văn bản xác nhận của UBND phường, xã về việc vợ chồng không có con chung;
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc các giấy tờ hộ tịch có liên quan chứng minh người mang thai hộ có quan hệ cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng;
  • Cam kết của người mang thai hộ về việc chưa từng mang thai hộ trước đây, được xác nhận của UBND cấp xã;
  • Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chóng) vế việc đồng ý cho mang thai hộ;
  • Văn bản xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyến vể việc người mang thai hộ ở độ tuổi phù hợp và có khả năng mang thai hộ;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; và
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

     Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

     Tùy thuộc vào yêu cầu của bệnh viện bạn đăng ký thực hiện việc mang thai hộ mà thành phần hồ sơ sẽ có thêm các tài liệu khác. Nhìn chung, hồ sơ đăng ký sẽ có phần giống với hồ sơ mà bạn đã chuẩn bị khi công chứng thỏa thuận mang thai hộ và bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
  • Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Bạn soạn thảo Bản cam kết này theo mẫu
  • Thỏa thuận Mang thai hộ vì Mục đích Nhân đạo đã được công chứng hợp pháp;
  • Bản sao y chứng thực các giấy tờ tùy thân của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ gồm: giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, V.V.;
  • Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do ƯBND cấp xã nơi thường trú của vợ chông nhờ mang thai hộ xác nhận;
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc các giấy tờ hộ tịch có liên quan chứng minh người mang thai hộ có quan hệ cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng;
  • Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định (gổm có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thẩn hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) và đã từng sinh con;
  • Cam kết của người mang thai hộ về việc chưa từng mang thai hộ trước đây, được xác nhận của UBND cấp xã;
  • Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chổng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

     Bước 3: Bạn nộp hồ sơ trên đến Bệnh viện mà bạn đăng ký thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bạn lưu ý hiện nay cả nước chỉ mới có 03 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như trên.

     Bước 4: Bệnh viện nơi bạn đăng ký thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị của bạn và trong trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ. Trong trường hợp hổ sơ của bạn đã đầy đủ, đáp ứng các điếu kiện do pháp luật quy định, bệnh viện sẽ thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn để tiến hành kỹ thuật mang thai hộ cho cặp vợ chồng của bạn và người được nhờ mang thai hộ.

4. Câu hỏi thường gặp liên quan đến Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 

Câu hỏi 1Nghĩa vụ chi trả chi phí Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thuộc về ai?

     Bên nhờ mang thai hộ phải chi trả đầy đủ các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không có thẻ bảo hiểm y tế.

     Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí quy định tại Điều 3 của Thông tư này sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo him xã hội (nếu có).

Câu hỏi 2: Có các điều kiện nào bắt buộc đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

     Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

     Vợ, chổng nhờ người mang thai hộ có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ, chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

     Người được nhờ mang thai hộ có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chổng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lẩn;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; và
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Quyền nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                              Chuyên viên: Ngọc Hồng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com