Phương án thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản được pháp luật quy định như thế nào?
Thứ 3 , 26/11/2024, 10:12
1. Thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản là gì?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì:
“2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Theo đó, doanh nghiệp phá sản chính là tình huống xảy ra khi một doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, gây thua lỗ hoặc không đủ khả năng thanh toán tổng số nợ khi đến hạn. Khi xảy ra điều này, tòa án hoặc cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp đó.
Còn đối với thanh lý tài sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp phá sản, đây được hiểu là một quá trình pháp lý được thực hiện khi một doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Trong trường hợp này, tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và tiến hành các thủ tục để bán đấu giá hoặc thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Số tiền thu được từ việc thanh lý sẽ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong pháp luật.
Việc thanh lý tài sản sẽ được tiến hành ngay sau khi quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp được đưa ra chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa.
2. Phương án thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản được quy định như thế nào?
Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản được quy định chi tiết trong Luật Phá sản năm 2014. Trong đó, phương án thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản được đã được đưa ra tại Điều 124 Luật này như sau:
Thứ nhất, tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán theo các hình thức sau:
-
Bán đấu giá.
-
Bán không qua thủ tục đấu giá.
Thứ hai, việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
-
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền thỏa thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá.
-
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
-
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá.
-
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Thứ ba, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán đấu giá tài sản thanh lý trong các trường hợp sau:
-
Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có những tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
-
Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
Thứ tư, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này.
- Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán tài sản.
Thứ năm, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Tài sản thanh lý khi doanh nghiệp phá sản sẽ được định giá ra sao?
Về việc định giá tài sản đối với tài sản thanh lý khi doanh nghiệp phá sản đã được quy định rõ tại Điều 122 Luật phá sản năm 2014. Cụ thể:
“Điều 122. Định giá tài sản
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
2. Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật”.
Tại đây, việc định giá tài sản đối với tài sản thanh lý khi doanh nghiệp phá sản được chia theo hai trường hợp chính:
-
Thứ nhất, đối với các tài sản thanh lý có sự ổn định và đảm bảo về chất lượng. Kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản (trong thời hạn 10 ngày làm việc) thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Đồng thời, khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
-
Thứ hai, đối với tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị. Đối với trường hợp này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
4. Câu hỏi liên quan
Câu 1. Chi phí thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản có nằm trong chi phí phá sản của doanh nghiệp hay không?
Pháp luật nước ta đã có quy định chi tiết về khái niệm “chi phí phá sản” tại khoản 12, Điều 4 Luật phá sản năm 2014 như sau:
“12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, chi phí thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản chính là một trong chi phí phá sản của doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí phá sản sẽ bao gồm các loại chi phí như:
-
Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
-
Chi phí kiểm toán.
-
Chi phí đăng báo.
-
Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Thời hạn tổ chức việc thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản là bao lâu?
Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 121 Luật Phá sản năm 2014 thì thời hạn tổ chức việc thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản sẽ là 02 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự). Chấp hành viên sẽ phải có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Phương án thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản được pháp luật quy định như thế nào?”, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Phương Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]