Trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ trong thủ tục phá sản?
Thứ 4 , 18/09/2024, 04:21
1. Tài liệu, chứng cứ là gì?
Tài liệu, chứng cứ được định nghĩa theo nhiều cách, có 2 cách định nghĩa phổ biến sau đây:
Căn cứ quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình Sự 2015, chứng cứ về mặt hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Căn cứ quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nguồn tài liệu được xem là chứng cứ bao gồm 10 loại sau:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, tài liệu, chứng cứ là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng, thỏa mãn những điều kiện để có thể sử dụng trong việc chứng minh, giải thích trong quá trình tố tụng.
2. Tài liệu, chứng cứ trong thủ tục phá sản bao gồm những gì?
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng cứ sau:
- Thứ nhất, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
- Thứ hai, bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
- Thứ ba, bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thứ tư, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
- Thứ năm, giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thứ sáu, kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
3. Trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ trong thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Phá sản 2014 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan:
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án nhân dân.
Trong trường hợp, doanh nghiệp không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Cung cấp không chính xác chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho chủ nợ có bị xử phạt không?
Căn cứ quy định Điều 69 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án, Viện kiểm sát, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Cung cấp không chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án, Viện kiểm sát, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, người nào có hành vi cung cấp không chính xác chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho chủ nợ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu là tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Câu 2: Thời hạn cung cấp tài liệu chứng cứ trong thủ tục phá sản là bao lâu?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản 2014 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thì doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án nhân dân. Thời hạn cung cấp tài liệu chứng cứ tài liệu được kéo dài hơn trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
-
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt?
-
Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
Để biết thêm những thông tin cần thiết về trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ trong thủ tục phá sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: lienhe@luattoanquoc.com