Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Thứ 7 , 21/09/2024, 04:53
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác Số phiếu biểu quyết của 01 cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định trong Điều lệ công ty.
Không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được sở hữu cổ phần biểu quyết mà chỉ có hai chủ thể sau đây được sở hữu, cụ thể là:
-
Tổ chức được Chính phủ ủy quyền (là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết).
-
Cổ đông sáng lập (là cổ đông sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần)
Trong đó, ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ theo quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Đặc điểm của cổ phần ưu đãi biểu quyết
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết thể hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty đó. Chỉ cần dựa vào quyền sở hữu cổ phần không cần phải là người thành lập công ty để xác lập được tư cách thành viên của công ty. Người nắm giữ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty.
-
Mỗi loại cổ phần sẽ được xác minh mệnh giá do công ty quy định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần sẽ có thể khác lớn hoặc nhỏ hơn so với giá chào bán cổ phần nhưng sẽ không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết không thể phân chia vì đa số cổ phần là những phần vốn nhỏ nhất được chia đều bằng nhau trong vốn điều lệ. Dễ dàng chuyển nhượng là một trong những điểm đặc trưng của công ty cổ phần.
-
Điều này sẽ tạo ra sự ổn định về tài sản của công ty song cũng tạo ra sự linh hoạt, năng động về vốn. Theo đó, trừ trường hợp công ty giải thể. những người góp vốn (cổ đông sở hữu cổ phần) không được quyền rút vốn khỏi công ty.
3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có được chuyển nhượng không?
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật/thừa kế theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020.
Ngoài ra, khi cổ phần ưu đãi biểu quyết hết thời hạn ưu đãi biểu quyết và chuyển thành cổ phần phổ thông thì cổ đông sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Điểm giống nhau giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông
Cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông có một số điểm giống nhau như sau:
-
Thứ nhất, đều là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.
-
Thứ hai, đều là căn cứ pháp lý xác lập tư cách cổ đông của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông.
-
Thứ ba, mỗi cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc sở hữu cổ phần cổ đông đều sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào loại cổ phần và tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ.
-
Thứ tư, giá trị của mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc cổ phần cổ đông tức mệnh giá cổ phần đều do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu.
Câu 2: Sự khác biệt giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết với cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại
Có sự khác biệt cơ bản giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết với cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại như sau:
-
Thứ nhất, về cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi hoàn lại có mức cổ tức không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty; còn cổ phần ưu đãi được trả với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm.
-
Thứ hai, về quyền biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; còn cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020 và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Thứ ba, về khả năng chuyển nhượng, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật/thừa kế; còn cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền chuyển nhượng
Bài viết cùng chuyên mục:
- Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
-
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt?
-
Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
Để biết thêm những thông tin cần thiết về cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: lienhe@luattoanquoc.com