Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty
Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07
1. Cổ đông là gì?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần được phản ánh trong cổ phiếu. Cá nhân hoặc tổ chức muốn góp vốn bằng hình thức mua cổ phần để trở thành cổ đông.
Có thể chia cổ đông thành 03 loại chính tương ứng với các loại cổ phần bao gồm: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.
- Căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, ổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi: Cổ đông ưu đãi biểu quyết; cổ đông ưu đãi cổ tức; cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi khác.
2. Quyền của cổ đông công ty
Có 3 loại cổ đông, tùy theo loại cổ đông mà có quyền khác nhau.
- Quyền của cổ đông phổ thông được quy định tại Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp:
-
Thứ nhất là quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội cổ đông. Các cổ đông phổ thông có quyền được tham dự cuộc họp của Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một biểu quyết. Như vậy, quyền biểu quyết dựa trên số cổ phần của cổ đông, cổ đông có càng nhiều cổ phiếu thi đồng nghĩa với càng có ảnh hưởng trong việc biểu quyết.
-
Thứ hai là quyền được cổ tức. Các cổ đông phổ thông sẽ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi, sinh lời. Mức cổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quy định. Vậy cổ đông có càng nhiều cổ phiếu thì cổ tức nhận được càng nhiều. Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản, sau khi công ty thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính, cổ đông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
-
Thứ ba là quyền được ưu tiên mua cổ phần. Cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông công ty.
-
Thứ tư là quyền chuyển nhượng cổ phần. Cổ đông phổ thông có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty đó có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, việc cho phép tự do mua cổ phần và chuyển nhượng cổ phần giúp đảm bảo quyền của cổ đông trong việc chủ động đầu tư nguồn vốn của mình.
-
Thứ năm là quyền tiếp cận thông tin, cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ đông sáng lập có các quyền như cổ đông phổ thông trừ quyền chuyển nhượng cổ phần cổ đông bị giới hạn. Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Các hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không áp dụng đối với cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
- Ngoài những quyền lợi như cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi còn có một số quyền khác tùy vào loại cổ phần ưu đãi.
-
Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm;
-
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty;
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;
-
Cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Nghĩa vụ của cổ đông công ty
Căn cứ Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020
- Thứ nhất, thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định tại một thời hạn khác ngắn hơn.
- Thứ hai, không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trương hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
- Thứ ba, tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Thứ tư, chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Thứ năm, bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
- Ngoài ra, cần tuân theo các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Làm sao để trở thành cổ đông của công ty cổ phần?
Có 2 cách để trở thành cổ đông của công ty cổ phần
- Cách thứ nhất, trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần. Cá nhân, tổ chức có thể trở thành cổ đông công ty cổ phần bằng cách góp vốn trực tiếp vào thời điểm thành lập công ty hoặc mua cổ phần do công ty phát hành hoặc mua cổ phiếu khi công ty lưu hành trên thị trường chứng khoán. Về hình thức góp vốn thì cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản (nhà, xe, bất động sản…).
- Cách thứ hai, cá nhân, tổ chức có thể nhận chuyển nhượng cổ phần để trở thành cổ đông công ty cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần có thể thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Việc nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng cũng cần tuân thủ quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020.
Câu 2: Cán bộ, công chức, viên chức có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần không?
Theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014, cán bộ, công chức viên chức thuộc một trong các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh tại Việt Nam. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không thể trở thành cổ đông sáng lập nhưng có thể nhận chuyển nhượng cổ phần để trở thành cổ đông phổ thông.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
-
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt?
-
Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không?
Để biết thêm những thông tin cần thiết về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]