Theo pháp luật hiện hành người khuyết tật có được kết hôn không ?

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:07


     Ngày nay, mọi người đã cởi mở hơn về vấn đề kết hôn với người khuyết tật. Vậy người khuyết tật có được kết hôn không và cần lưu ý những gì khi kết hôn với người khuyết tật. Trong bài viết này, Luật Toàn Quốc sẽ hướng dẫn bạn đọc về người khuyết tật có được kết hôn không.

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Tôi và người yêu đều là người khuyết tật ở chân. Chúng tôi dự định tiến tới hôn nhân. Vậy luật sư cho tôi hỏi, người khuyết tật có được kết hôn không?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về người khuyết tật có được kết hôn không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người khuyết tật có được kết hôn không như sau:

 Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề người khuyết tật có được kết hôn không: 

1. Người khuyết tật có được kết hôn không?

     Theo điều 8 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 có quy định về việc kết hôn như sau:

Điều 8: Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c. Không bị mất năng lực hành vi dân sự

d. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d theo khoản 2 điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận những người kết hôn cùng giới tính.

       Theo nội dung quy định được phép kết hôn trên, không có quy định cấm người khuyết tật cấm kết hôn. Chỉ cần cả hai người nam nữ đủ tuổi kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự và hôn nhân phải xuất phát từ sự tự nguyện của đôi bên thì hôn nhân này được pháp luật chấp nhận.

2. Quy định về người khuyết tật

     Quy định chung của Luật hôn nhân và gia đình, những người đủ điều kiện ở điều 8 Luật này thì sẽ được kết hôn. Mọi người đều được phép kết hôn kể cả người khuyết tật nhưng không phải tất cả người khuyết tật sẽ được kết hôn. Các trường hợp người khuyết tật ở dạng tâm thần, không làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được kết hôn. Nhưng nếu khuyết tật dạng khiếm khuyết trên cơ thể thì người đó vẫn được kết hôn như người bình thường. Các dạng tật và mức độ khuyết tật đều được quy định tại điều 3 Luật Người khuyết tật có nói về các mức độ khuyết tật khác nhau:

Điều 3: Dạng tật và mức độ khuyết tật: 

1. Dạng tật bao gồm:

a. Khuyết tật vận động; 

b. Khuyết tật nghe

c. khuyết tật nhìn

d. khuyết tật thần kinh, tầm thần

đ. Khuyết tật tri tuệ;

e. khuyết tật khác.

2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

b. Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

c. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật dẫn không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại điều này.

     Nếu người khuyết tật thuộc các trường hợp điểm d,đ khoản 1 và điểm a,b khoản 2 điều trên thì đều có thể bị cán bộ hộ tịch từ chối việc kết hôn, vì có thể cán bộ hộ tịch xem xét trên khía cạnh điều kiện hành vi dân sự. Kết hợp với khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 22: Mất năng lực hành vi dân sự

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cảu cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giảm định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

          Như vậy thì người khuyết tật về tâm thần, thần kinh, trí tuệ đều phải xem các mức độ của nó có nặng hay không, nếu ở mức độ mà không cần người giám hộ thì mới có thể được kết hôn. Còn những trường hợp đặc biệt nặng hay nặng không thể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Nếu như rơi vào trường hợp đó thì khi ra Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn Người có yêu cầu đăng ký kết hôn sẽ bị trả lại khi nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Nếu người bị khuyết tật như trên thì trước khi đăng ký kết hôn cần đi giám định xem ở mức độ nào nếu không khi đi nộp sẽ bị trả lại hồ sơ. 

3. Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật sẽ bị xử phạt thế nào?

       Theo điều 14 Luật người khuyết tật 2010 có quy định hành vi cấm như sau:

Điều 14: Những hành vi bị cấm

1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.

       Không ai có quyền được ngăn cản hay cấm người khác kết hôn. Riêng người khuyết tật còn có điều cấm riêng về vấn đề này. Nếu có trường hợp ngăn cấm họ kết hôn sẽ có các mức phạp theo quy định tại khoản 1 điều 11 NĐ 130/2021/NĐ-CP: 

Điều 11: Vi phạm quy định hành vi bị cấm đối với người khuyết tật:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;

b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;

c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.

     Theo đó, cấm cản, cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng, kết hôn hay quyền nuôi con, tiếp cận công nghệ thông tin thì đều sẽ bị phạt tiền theo đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu tùy từng trường hợp mà người đó phạm phải. 

4. Hỏi đáp về người khuyết tật có được kết hôn không?

Câu hỏi  1: Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn?

​     Trong thời hạn 03 ngày sẽ giải quyết đơn đăng ký kết hôn. Nhưng trong các trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn sẽ được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Câu hỏi 2: Nếu người khuyết tật ly hôn có được hưởng quyền nuôi con không?

      Theo khoản 6 Điều 14 Luật người khuyết tật 2010 về Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật có quy định. Người khuyết tật, nhưng nếu vì lí do này mà cá nhân hay tổ chức cản trở quyền nuôi con đối với bạn thì là hành vi trái pháp luật.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!  

Chuyên viên: Ngọc Hồng 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]