Theo quy định hiện hành mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu

Thứ 6 , 07/04/2023, 16:08


Cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc cha mẹ phải làm khi ly hôn, đối với con là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Pháp luật hiện hành quy định mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

1. Cấp dưỡng là gì?

     Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, cấp dưỡng được định nghĩa như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng được phát sinh khi vợ chồng li hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; hoặc khi vợ chồng không cùng sống chung mà một bên ốm đau, bệnh tật không có khả năng lao động, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng... 

2. Chủ thể nào có nghĩa vụ cấp dưỡng?

     Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, các chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con;
  • Giữa anh, chị, em với nhau;
  • Giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;
  • Giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
  • Giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

      Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    Pháp luật còn quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

3. Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

    Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu, thay vào đó mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con là do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi con thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

4. Khi nào thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt?

    Theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  •  Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

5. Câu hỏi liên quan đến Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

Câu hỏi 1: Chủ thể nào có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

     Căn cứ Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình, các chủ thể có nghĩa vụ cấp  dưỡng bao gồm:

  • Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

         - Người thân thích;

         - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

         - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

         - Hội liên hiệp phụ nữ.

Câu hỏi 2: Phương thức cấp dưỡng là gì?

     Theo Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình, phương thức cấp dưỡng được quy định như sau

  • Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com