Pháp luật hiện hành quy định kết hôn trong phạm vi ba đời là gì?

Thứ 4 , 05/04/2023, 08:47


Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau. Pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về việc đăng ký kết hôn, các trường hợp bị cấm kết hôn, điều kiện kết hôn,... trong đó có quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời. Vậy kết hôn trong phạm vi ba  đời là gì?

1. Điều kiện kết hôn được quy định như thế nào?

     Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      Bên cạnh đó nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Kết hôn trong phạm vi ba đời là gì?

      Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nòi giống, pháp luật nước ta quy định cấm kết hôn cận huyết thống. Cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình:

  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
  • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

      Trong đó tại Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, những người có họ trong phạm vi ba đời bao gồm: 

  • Những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất;
  • Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
  • Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

     Như vậy, kết hôn trong phạm vi ba đời là việc các đối tượng được pháp luật quy định là người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. 

     Thông thường, những người có họ trong phạm vi ba đời đi đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối. Tuy nhiên trong một số trường hợp có sai sót của cán bộ và cơ quan có thẩm quyền mà việc kết hôn giữa các đối tượng này vẫn được chấp thuận, khi đó việc kết hôn sẽ được xem là trái quy định pháp luật. 

3. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật như thế nào?

     Theo pháp luật hiện hành, xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

  • Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
  • Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

4. Câu hỏi liên quan đến Kết hôn trong phạm vi ba đời là gì?

Câu hỏi 1: Các hành vi bị cấm trong hôn nhân là gì?

     Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các hành vi bị cấm bao gồm:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Câu hỏi 2: Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật gồm những ai?

    Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật gồm:

  • Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

         - Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

         - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

         - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

         - Hội liên hiệp phụ nữ.

  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Kết hôn trong phạm vi ba đời là gì?

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về kết hôn trong phạm vi ba đời là gì,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về kết hôn trong phạm  vi ba đời là gì. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com