Theo pháp luật hiện hành họ hàng cách nhau mấy đời được kết hôn

Thứ 7 , 08/10/2022, 04:58


     Kết hôn là việc hệ trọng cả đời người vì vậy không thể qua loa và ngày một ngày mai. Hôn nhân là sự ràng buộc thiêng liêng nhất, mang tới một người bạn đời, một người kề vai sát cánh để cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc sống. Nhưng nếu họ hàng kết hôn với nhau mà không hiểu pháp luật thì sẽ rất khổ cho cả hai bên. Vậy họ hàng cách nhua mấy đời được kết hôn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết.       

Câu hỏi của bạn:

      Thưa luật sư Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Em với bạn trai em yêu nhau và có dự định kết hôn nhưng chúng em lại là anh em họ, bọn em sợ gia đình 02 bên ngăn cản nên không dám nói ra (bà ngoại em và bà nội anh ấy là chị em ruột, mẹ em và bố anh ấy là anh em họ). Cho hỏi em và anh ấy lấy nhau có vi phạm pháp luật không? Em xin cảm ơn.

 Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về họ hàng cách nhau mấy đời được kết hôn, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề họ hàng cách nhua mấy đời được kết hôn không như sau: 

Căn cứ pháp lý:

1. Họ hàng cách nhau mấy đời được kết hôn? 

     Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc kết hôn như sau:

Điều 8: Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

     Khi muốn kết hôn cùng với nhau thì phải đáp ứng các nhu cầu mà ở luật này đề ra như nam phải từ đủ 20 trở lên và nữ từ đủ 18 tưởi trở lên, tự nguyện kết hôn chứ không được ép buộc hay bất kỳ hình thức nào khác. Đặc biệt không bị mất hành vi dân sự và không bị cấm kết hôn rơi vào các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5.

Điều 5: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

....

     Như vậy, theo điểm d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ hàng cách nhau trong phạm vi 3 đời sẽ không được kết hôn. . Họ hàng muốn kết hôn với nhau sẽ được tính từ đời thứ 4 trở đi sẽ được kết hôn.

2. Cách xác định phạm vi 3 đời

     Theo khoản 16, 17, 18, 19 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nói rõ trong những người nào thuộc phạm vi ba đời không được phép kết hôn:

Điều 3: Giải thích từ ngữ:

....

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

....

     Theo những gì được nêu trên thì những người sau không được kết hôn:

  • Những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
  • Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau: ông, bà đối với các cháu; bố, mẹ đối với con.
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

     Như vậy, họ hàng thuộc phạm vi ba đời rơi vào những trường hợp trên sẽ không được kết hôn. Những họ hàng bắt đầu từ đời thứ 4 không thuộc các trường hợp trên sẽ được phép két hôn.

3. Kết hôn trong phạm vi 3 đời có bị xử phạt không? 

     Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sẽ bị xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

Điều 59: Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

      Vậy nếu kết hôn trong vòng 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Còn phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đối với Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

4. Câu hỏi liên quan đến họ hàng mấy đời được kết hôn: 

Câu hỏi 1: Kết hôn trong phạm vi ba đời là thế nào?

     Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
      Như vậy, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

Câu hỏi 2: Hậu quả của việc kết hôn trong phạm vi ba đời?

      Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; con cái; vấn đề duy trì nòi giống và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Khi kết hôn trong phạm vi ba đời thì những đứa con sinh ra sẽ bị rất nhiều bệnh có thể liên quan đến bệnh về não hay khuyết tật.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngọc Hồng

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]