Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi?

Thứ 5 , 29/02/2024, 23:12


     Một số cơ quan, doanh nghiệp trong thời gian qua đã gặp phải khó khăn, đồng thời dẫn tới việc cắt giảm nhân sự, chấm dứt hợp đồng đối với lao động ngày càng nhiều. Người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động đang nuôi con nhỏ. Bài viết này sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc có được chấm dứt hợp đồng với người lao động nữ đang nuôi con dưới 1 tuổi không?  

1. Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

     Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có khái niệm như thế nào là chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thông qua Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Dân sự 2015 thì ta có thể hiểu chấm dứt hợp đồng lao động là gì. Cụ thể như sau:

     Chấm dứt hợp đồng lao động là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng lao động, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng lao động ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.

2. Có chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi được không?

     Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: 

  • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trừ những trường hợp sau là được đơn phương chấm dứt hợp đồng:  

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn:
  • Đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

     Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động: 

  • Đã chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích 
  • Không phải là cá nhân và chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

     Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động được ưu tiên ký kết hợp đồng mới, được chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn nếu hai bên có thỏa thuận nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Mức bồi thường cụ thể cho thời hạn còn lại của hợp đồng do hai bên thương lượng, thỏa thuận và thống nhất.

     Như vậy, người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nuôi con dưới 1 tuổi. Trường hợp hết hạn hợp đồng lao động thì các bên có thể thực hiện chấm dứt hợp đồng.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với người đang nuôi con dưới 1 tuổi

    Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người đang nuôi con dưới 1 tuổi thì trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019: 

     Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

     Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Hỏi đáp về có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi

Câu hỏi 1: Trong thời gian nuôi con nhỏ lao động nữ được nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày?

     Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Câu hỏi 2: Người lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi có phải làm làm thêm giờ, đi công tác xa không?

     Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

  • Mang thai từ tháng thứ 07 (hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo);
  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, (trừ trường hợp được người lao động đồng ý).

     Như vậy, người sử dụng lao động  không được sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com