Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07


Khám sức khỏe định kỳ là gì? Doanh nghiệp có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không? Pháp luật hiện hành quy định vấn đề này như thế nào? Mong muốn giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về vấn đề này, Luật Toàn Quốc xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật Sư, Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật có quy định doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám định kỳ cho người lao động không, nếu có thì chi phí khám bệnh do ai chi trả? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về pháp luật có quy định doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám định kỳ cho người lao động không, nếu có thì chi phí khám bệnh do ai chi trả? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015

Nội dung tư vấn:

1. Khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động là gì?

     Khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động là việc doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Và mỗi năm ít nhất một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho cho người lao động đồng thời đảm bảo sức khỏe để người lao động yên tâm làm việc.

2. Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

     Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

…”

    Theo quy định nêu trên thì đối với người lao động làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động. Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe. 

     Như vậy theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động thì doanh nghiệp bắt buộc phải phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp đó. Công việc nguy hiểm thì sẽ được khám ít nhất 06 tháng 1 lần, nếu là công việc bình thường thì phải khám cho người lao động ít nhất 01 năm 1 lần. Đồng thời chi phí khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả. 

3. Mức xử phạt khi doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 

     Căn cứ Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;

b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

...

     Vậy đối với việc người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động sẽ bị các mức phạt khác nhau.

     Đối với hành vi người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc thì mức phạm sẽ từ 05 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng số tiền phạt không quá 75 triệu đồng.

4. Hỏi đáp về Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

Câu hỏi 1. Người lao động không đi khám định kỳ do người lao động tổ chức có được không?

     Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì: người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động hàng năm theo quy định nêu trên. Đối với người lao động, khám sức khoẻ định kỳ là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động phải thực hiện, đồng thời người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động theo quy định tại Điều 132 Bộ luật lao động năm 2019:

     Tuy nhiên, pháp luật về lao động không có quy định xử phạt khi người lao động không thực hiện quyền được khám sức khoẻ định kỳ, trường hợp công ty có nội quy, quy chế xử phạt về vấn đề này thì người lao động phải chấp hành theo nội quy, quy chế của công ty. 

Câu hỏi 2. Khi khám định kỳ người lao động sẽ được thăm khám các nội dung nào?

    Căn cứ khoản 2 điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, thông tư Số: 14/2013/TT-BYT, thông tư Số: 09/2023/TT-BYT sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư Số: 14/2013/TT-BYT về nội dung người lao động khám sức khỏe định kỳ bao gồm:

     Khai thác tiền sử bệnh tật: Người lao động sẽ được nhân viên y tế hỏi về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.

     Khám thể lực: Người lao động được nhân viên y tế đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch, huyết áp. Dựa vào các chỉ số thể lực, nhân viên y tế sẽ xếp phân loại thể lực người lao động.

     Khám lâm sàng:

  • Khám nội tổng quát gồm khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần,..
  • Khám mắt: để kiểm tra thị lực mắt phải, mắt trái, tầm soát các bệnh về mắt.
  • Khám tai mũi họng để kiểm tra thính lực tai trái và tai phải. Khám tầm soát để phát hiện bệnh lý tai mũi họng.
  • Khám răng hàm mặt: nhằm phát hiện các bệnh răng miệng như sâu răng, cao răng, hôi miệng, viêm nướunha chu... và các bệnh vùng hàm mặt.
  • Khám da liễu: nhằm phát hiện các bệnh về da như dị ứng da, viêm da, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,...

   Khám cận lâm sàng: Người lao động thường được xét nghiệm công thức máusinh hóa máuphân tích nước tiểuchụp X-quang tim phổi,...

     Ngoài ra lao động nữ sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                               Chuyên viên: Thu Thủy

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]