Lao động chưa thành niên là gì

Thứ 5 , 17/08/2023, 14:42


Lao động chưa thành niên là gì? Quy định pháp luật hiện hành về lao động chưa thành niên ra sao? Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc của bạn đọc về các vấn đề xoay quanh chủ đề Lao động chưa thành niên là gì?

 

1. Lao động chưa thành niên là gì?

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi". Có thể hiểu lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó lao động chưa thành niên được chia thành 03 nhóm sau: người chưa đủ 13 tuổi; người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

     Bên cạnh đó để phân biệt với các lao động khác lao động chưa thành niên mang các đặc điểm sau:

  • Lao động chưa thành niên thường có thể lực, tâm lý, nhận thức phát triển chưa đầy đủ và không ổn định do đó bị hạn chế trong một số quan hệ lao động.

  • Lao động chưa thành niên là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ,

  • Lao động chưa thành niên được pháp luật bảo vệ ở mức cao hơn so với người lao động thành niên;

  • Lao động chưa thành niên thường có trình độ chuyên môn thấp, chưa tích lũy được kinh nghiệm.

  • Lao động chưa thành niên chỉ được làm các công việc pháp luật cho phép theo quy định pháp luật.

​     Như vậy lao động chưa thành niên là lao động dưới 18 tuổi và có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động.

2. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

     Căn cứ Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

     Như vậy: căn cứ theo quy định pháp luật lao động, khi muốn sử dụng lao động chưa thành niên người sử dụng lao động phải thực hiện trên nguyên tắc chỉ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động chưa thành niên và đảm bảo cho việc phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách của người lao động. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao đông phải có các trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động, thực hiện công việc. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp của mình.

3. Các công việc lao động chưa thành niên được làm

3.1 Lao động chưa thành niên chưa đủ 13 tuổi: 

     Nhóm lao động này chỉ được phép làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không gây tổn hại đến sự phát triển của người lao động và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bao gồm: diễn viên (múa; hát; xiếc...trừ múa rối dưới nước); vận động viên năng khiếu (thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh trừ tạ xích).

3.2 Lao động chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi:

     Nhóm lao động này chỉ được phép làm các công việc nhẹ: Các nghề truyền thống (chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài...); các nghề thủ công mỹ nghệ (thêu ren, mộc mỹ nghệ...); đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên (mây, tre, nứa); nuôi tằm; gói kẹo dừa.

3.3 Lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

     Nhóm lao động này được làm tất cả các công việc phù hợp với mình trừ các công việc hoặc làm việc ở những nơi sau:

  • Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng 

  • Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

  • Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

  • Phá dỡ các công trình xây dựng;

  • Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

  • Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

  • Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH

  • Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

  • Công trường xây dựng;

  • Cơ sở giết mổ gia súc;

  • Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

  • Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH

4. Hỏi đáp về Lao động chưa thành niên là gì

Câu hỏi 1: Điều kiện để sử dụng người lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi là gì?

     Căn cứ khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019 thì điều kiện đẻ sử dụng người lao động chưa thanh niên dưới 15 tuổi bao gồm:

  • Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó

  • Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi

  • Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức khiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng

  • Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao đọng phù hợp với lứa tuổi.

Câu hỏi 2 : Theo quy định pháp luật hời gian làm việc của lao ng chưa thành niên là bao lâu?

     Căn cứ Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên như sau:

Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

     Như vậy: Người lao động chưa đủ 15 tuổi được làm tối đa 04 giờ/ngày, người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được làm tối đa 08 giờ/ngày trừ trường hợp làm thêm giờ.

     Mọi thắc mắc liên quan đến lao động chưa thành niên là gì quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.                                       

     Chuyên viên: Thu Thủy

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com