Theo quy định pháp luật hiện nay có bắt buộc hòa giải khi ly hôn không
Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Luật sư cho tôi hỏi tôi ly hôn đơn phương thì có bắt buộc phải hòa giải tại tòa án khi ly hôn đơn phương không? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về có bắt buộc hòa giải khi ly hôn cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra cách giải quyết hòa giải khi ly hôn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Luật hòa giải cơ sở 2013;
Nội dung tư vấn:
1. Hòa giải khi ly hôn được hiểu như thế nào?
Hòa giải là việc một bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ các bên trong việc thỏa thuận, thương lượng để chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần những xung đột, tranh chấp, bất đồng với nhau.
Hòa giải khi ly hôn là việc trưởng thôn, làng, tổ dân phố,.. hoặc Tòa án là bên thứ ba đứng ra để thuyết phục, giải thích cho vợ chồng người đang có ý định ly hôn hiểu được những mặt không có lợi khi ly hôn nhằm hướng đến hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái.
Hiện nay có hai hình thức giải quyết ly hôn là Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Cụ thể:
Ly hôn thuận tình là hai bên vợ và chồng thỏa thuận được tất cả các vấn đề về con cái, tài sản, các khoản nợ chung không và không yêu cầu tòa án giải quyết, hai bên đồng ý ký vào đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về các vấn đề con cái, tài sản, các khoản nợ chung.
Ly hôn đơn phương là trường hợp một trong hai bên không thỏa thuận được các vấn đề con cái, tài sản, các khoản nợ chung hoặc một người đồng ý ký vào đơn ly hôn, người còn lại không đồng ý ký vào trong đơn ly hôn.
2. Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn không?
2.1. Hòa giải ly hôn tại cơ sở
Theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: khuyến khích hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu xin ly hôn.
Ngoài ra theo Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Người được lựa chọn có thể là người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
Có thể thấy, khi các bên ly hôn pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
3.2 Hòa giải khi ly hôn tại Tòa án nhân dân
Khác với hòa giải tại cơ sở là khuyến khích các bên thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc khi giải quyết ly hôn dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Bởi sau khi thụ lý hồ sơ thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình 2014, hòa giải tại Tòa án như sau: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tòa án sẽ căn cứ xem các bên ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương để tiến hành thủ tục hòa giải khi ly hôn cho đúng quy định, phù hợp với pháp luật và thực tiễn.
Trường hợp 1: Hòa giải khi ly hôn thuận tình
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu; trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình; nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng; giữa cha, mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trường hợp 2: Hòa giải khi ly hôn đơn phương
Theo điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải:
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Việc tiến hành hòa giải dựa trên việc tôn trọng sự tự nguyện của các đương sự. Trong lúc hòa giải khi ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân của mâu thuẫn, tranh chấp và phân tích đúng sai cho các đương sự hiểu và có thể thỏa thuận với nhau
Theo Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như sau:
- Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;
- Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;
- Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp sau khi hòa giải khi ly hôn đơn phương các đương sự đã giải quyết được mâu thuẫn mà không cần tới sự phân xét xử của Tòa án ở phiên xét xử sơ thẩm.
Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc khi giải quyết ly hôn dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Trường hợp vợ chồng chị ly hôn đơn phương thì phải được tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
3. Hỏi đáp về có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn không như sau:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: thành phần tham dự phiên hòa giải khi ly hôn gồm những ai? Tôi cảm ơn!
Thành phần tham gia phiên hòa giải khi ly hôn bao gồm:
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
+ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
+ Các đương sự (vợ, chồng) hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Theo đó thành phần tham dự phiên hòa giải khi ly hôn sẽ bao gồm những chủ thể trên.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Kết quả hòa giải ly hôn được ghi nhận như thế nào?
Sau khi các bên tiến hành hòa giải xong thì kết quả hòa giải có thể như sau:
- Hòa giải thành toàn bộ vụ án.
Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về vấn đề con cái, tài sản và các khoản nợ chung.
- Hòa giải thành một phần vụ án.
Tòa án sẽ công nhận phần thỏa thuận của các đương sự và giải quyết phần mà các bên không thỏa thuận được theo yêu cầu của hai bên.
- Hòa giải không thành.
Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự là mở phiên tòa xét xử để giải quyết yêu cầu của hai bên.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn như sau:
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về có bắt buộc hòa giải khi ly hôn,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về có bắt buộc hòa giải khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về có bắt buộc hòa giải khi ly hôn,...
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]