Theo quy định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào?

Thứ 7 , 12/02/2022, 01:06


        Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con là một nội dung được nhiều người quan tâm bởi những vấn đề đi kèm như điều kiện cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, thời điểm hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng,.... Trong phạm vi bài viết này, Luật Toàn Quốc xin tập trung làm rõ cho vấn đề xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con như sau:

Câu hỏi của bạn:        

Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về xác định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào? Rất mong sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  •  Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con là gì?

       Theo khoản 4 điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.

       Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con là nghĩa vụ bằng tiền hoặc tài sản khác của cha, mẹ đối với con không chung sống cùng mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con.

2. Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp nào ?

       Căn cứ theo điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

       Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con và người con phải thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Con chưa thành niên
  • Trường hợp 2: Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

       Ngoài ra, về thực tế, cha mẹ phải là người có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Có thể hiểu, cha mẹ phải có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ. Nếu như cha mẹ không có thu nhập vùa đủ hoặc không đủ để đáp ứng nhu cầu của chính mình thì việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con khó được thực hiện.

3. Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào?

       Việc xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho được thực hiện cho đến thời điểm nào cũng là vấn đề hết sức quan trọng bởi ảnh hưởng rất lớn tới các quyền lợi của người con và việc xác định cha mẹ có hoàn toàn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với người con hay không.

       Căn cứ theo điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“ Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật”.

       Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể xác định được nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con sẽ hoàn thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

   3.1. Trường hợp 1: Người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình

       Theo quy định thì người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Như vậy, khi người con từ đủ mười tám tuổi và có khả năng lao động, hoặc có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nữa. Đây là quy định hợp lý xuất phát từ việc với độ tuổi như trên, người con đã có sự phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể chất và tâm sinh lý. Đặc biệt với việc quy định người có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình thể hiện sự đề cao việc người con phải độc lập, tự làm chủ cuộc sống của mình.

   3.2. Trường hợp 2: Người con được người khác nhận làm con nuôi

       Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Khi người con được người khác nhận làm con nuôi thì người con đã được đảm bảo các điều kiện để phát triển một cách toàn diện. Do đó, từ thời điểm này cha mẹ cũng sẽ không còn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người con nữa.

  3.3. Trường hợp 3: Cha mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con

       Thực tế, đây là trường hợp mà một bên (người cha hoặc người mẹ) là bên trực tiếp nuôi dưỡng con. Do đó, với bên trực tiếp nuôi dưỡng thì không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do việc nuôi dưỡng đã bao hàm việc tạo ra các điều kiện về vật chất và tinh thần để người con duy trì và phát triển cuộc sống. Như vậy, với người trực tiếp nuôi dưỡng con thì nghĩa vụ cấp dưỡng không đặt ra hoặc chấm dứt khi nuôi dưỡng người con.

  3.4. Trường hợp 4: Cha mẹ hoặc người con chết

       Nghĩa vụ cấp dưỡng nghĩa vụ về tài sản và không thể chuyển giao cho người khác. Khi nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa cha mẹ và con thì chỉ những chủ thể này mới có các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Do đó, nếu bên có nghĩa vụ (cha mẹ) hay bên có quyền (người con) chết thì không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ hay khả năng tiếp nhận quyền. Do vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.

4. Hỏi đáp về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con

Câu hỏi 1: Con có quyền yêu cầu cha mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Trả lời:  

       Theo khoản 1 điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”.

       Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con là nghĩa vụ được pháp luật quy định đối với cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như quy định. Do đó, pháp luật ghi nhận thêm quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con. Như vậy, người con cũng có quyền yêu cầu cha mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với mình khi họ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó.  

Câu hỏi 2: Mức cấp dưỡng của cha mẹ cho con là bao nhiêu?

Trả lời:

       Căn cứ theo điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

       Như vậy, mức cấp dưỡng giữa cha mẹ cho con hiện nay được áp dụng linh hoạt và phù hợp dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của cha mẹ và nhu cầu thiết yếu của người con. Nếu thu nhập và khả năng của cha mẹ là tốt và các nhu cầu thiết yếu với người con ở mức cao thì mức cấp dưỡng sẽ điều chỉnh ở mức cao. Trường hợp về thu nhập của cha mẹ thấp hay ở mức vừa phải thì mức cấp dưỡng cho người con sẽ ở mức tương đối để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con.

Câu hỏi 3: Phương thức cấp dưỡng của cha mẹ cho con được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

       Căn cứ theo điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

       Đồng thời, cha mẹ và con có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp cha mẹ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ khi giữa cha mẹ và con không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

       Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về xác định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào. Để được tư vấn các vấn đề khác chi tiết hơn, quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ mà Luật Toàn Quốc cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xác định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào?

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con, mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về xác định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Tiến Anh

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com