Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07


Quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước là gì? Pháp Luật hiện hành quy định về Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước ra sao? Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp giúp bạn đọc những thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

 Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đến ao nhà ai thì là của người đó đúng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đến ao nhà ai thì là của người đó đúng không?  Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Quyền sở hữu vật nuôi dưới nước là gì?

     Quyền sở hữu vật nuôi dưới nước là quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu vật nuôi dưới nước, theo đó chủ sở hữu có toàn quyền trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vật nuôi đó.

2. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước theo quy định pháp luật

     Căn cứ Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước như sau:

Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.

     Như vậy: Không phải vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đến ao nhà ai thì là của người đó đúng mà được chia ra làm 02 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Vật nuôi di chuyển tự nhiên đến ruộng, ao, hồ của người khác mà không có đặc điểm riêng để phân biệt thì thuộc quyền sở hữu của người đó
  • trường hợp 2: Vật nuôi di chuyển tự nhiên đến ruộng, ao, hồ của người khác mà có đặc điểm riêng để phân biệt thì phải thông báo công khai để chủ sở hữu nhận lại trong vòng 01 tháng, nếu không có ai đến nhận thì mặc nhiên quyền sở hữu thuộc về người có ruộng, ao, hồ đó.

3. Hình thức xử phạt đối với vi phạm về chăn nuôi

     Căn cứ Điều 4 Nghị 14/2021/NĐ - CP quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm về chăn nuôi như sau:

     3.1 Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.

     3.2 Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo,kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung.

     3.3 Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thu hồi giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm;
  • Buộc tiêu hủy chất cấm, nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, động vật, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi;
  • Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; hủy bỏ kết quả khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi;
  • Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo;
  • Hủy bỏ thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định;
  • Buộc cải chính thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Buộc sử dụng vật nuôi đúng mục đích nhập khẩu;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
  • Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên;
  • Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định;
  • Buộc di dời vật nuôi, trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định;
  • Buộc xử lý nhiệt đối với động vật vi phạm theo quy định;
  • Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định.

4. Hỏi đáp về Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Câu hỏi 1: Không trả lại vật nuôi khi người chủ đến nhận có bị xử phạt gì không?  

     Đối với vật nuôi là gia cầm và vật nuôi dưới nước bạn phải thông báo công khai (báo cho UBND cấp xã để thông báo) trong vòng 01 tháng để người chủ đến nhận, trường hợp vật nuôi là gia súc là 06 tháng. Sau khoảng thời gian này nếu không có ai nhận thì bạn sẽ trở thành chủ sở hữu đối với vật nuôi đó còn còn trong khoảng thời gian đó mà chủ sở hữu đến nhận bạn không trả lại có thể bạn bị xem là có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

     Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác và nếu vật nuôi có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Câu hỏi 2: Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không rõ tên và hàm lượng bị xử phạt hành chính như thế nào? 

      Căn cứ Điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không rõ tên và hàm lượng kháng sinh. 

     Các bài viết hay có liên quan đến:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Thu Thủy

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]