Tư vấn thủ tục lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại theo quy định mới

Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07


TƯ VẤN THỦ TỤC LẬP VI BẰNG TẠI VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

     Thời gian gần đây, những thuật ngữ như "vi bằng" hay "thừa phát lại" đang được nhắc đến nhiều và dần trở nên quen thuộc hơn trong cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các giao dịch về tài sản có giá trị lớn như nhà, đất...

     Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được vi bằng là gì? Vi bằng có giá trị như thế nào? Tại sao lại lựa chọn lập vi bằng mà không phải là hình thức khác? Hay thừa phát lại là ai? Thẩm quyền của Thừa phát lại là gì?...

     Để trả lời cho những thắc trên thừa phát lại viên "Nguyễn Văn Thịnh" với trên 5 (năm) năm hành nghề trong lĩnh vựcThừa Phát Lại sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên để mọi người hiểu và áp dụng đúng nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi và nghĩa vụ của minh trong các giao dịch dân sự. 

1. Khái niệm Thừa phát lại và vi bằng

Tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP có quy định:

     "Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan"

     "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

     Như vậy, có thể hiểu, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản do người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền, được gọi là Thừa phát lại lập. Trong đó, Thừa phát lại chứng kiến và ghi nhận lại một cách trực tiếp, khách quan sự kiện, các hành vi, diễn biến của sự kiện đang diễn ra. Sau khi ghi nhận sự kiện và lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm gửi vi bằng đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi diễn ra sự kiện để đăng ký vi bằng.

Về giá trị pháp lý của vi bằng:

  • Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

2. Tại sao lựa chọn hình thức lập vi bằng mà không phải hình thức khác?

     Có thể thấy, hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những điểm tương đồng với hoạt động công chứng của công chứng viên cả về phương pháp tiến hành và mục đích hoạt động. Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất giữa hoạt động lập vi bằng và hoạt động công chứng là:

     Khi lập vi bằng, Thừa phát lại chỉ khách quan ghi nhận lại diễn biến sự việc một cách trung thực mà không kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ, cơ sở pháp lý khi giải quyết sự việc.

     VI bằng có giá trị pháp lý cao trong việc làm chứng cứ chứng minh trước tòa án.

     Do đó, hình thức lập vi bằng của Thừa phát lại thường được lựa chọn trong các trường hợp không đủ giấy tờ, cơ sở pháp lý để công chứng hoặc các bên tham gia vào một giao dịch nào đó muốn có sự chứng kiến và ghi nhận khách quan về sự việc đang diễn ra.

     Một số giao dịch thường hay lập vi bằng:

     + Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chưa có sổ đỏ;

     + Mua nhà mà chưa có sổ đỏ;

     + Mua đất và nhà nhưng trong sổ đỏ không chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

     + Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất;

     + Hợp đồng vay mượn tiền;

     + Di chúc;

     + Hợp đồng thuê mượn tài sản;

     + Hợp đồng bàn giao tài sản;

     + Biên bản họp gia đình;

     + Biên bản ghi nhận hành vi hoặc sự kiện pháp lý;

     + Các hợp đồng hay văn bản thỏa thuận dân sự khác;

     Nếu bạn đang thực hiện những giao dịch trên để đảm bảo quyền lợi cho mình một cách tốt nhất bạn có thể liên hệ tới thừa phát lại viên Nguyễn Văn Thịnh. Thừa phát lại viên là người có kiến thực pháp luật trước tiên sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh giao dịch của bạn, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của bạn và lập vi bằng ghi nhận lại hành vi sự kiện đã diễn ra để làm bằng chứng bảo vệ quyền lợi của bạn khi cần thiết.

      Làm thế nào để kết nối được với thừa phát lại viên Nguyễn Văn Thịnh

     Quý khách hàng có nhu cầu gặp thừa phát lại viên Nguyễn Văn Thịnh để tư vấn lập vi bằng hoặc cần cung cấp dịch vụ lập vi bằng có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:

     Với phương châm "Pháp luật cho cuộc sống"  khi đến với Công ty tư vấn Luật Toàn Quốc, quý khách hàng sẽ được trực tiếp thừa phát lại viên Nguyễn Văn Thịnh tư vấn lập vi bằng nhanh nhất và chính xác nhất, an toàn nhất với chi phí phù hợp nhất!

     Để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục lập vi bằng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected].

     Luật Toàn Quốc Xin chân thành cảm ơn./

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]