Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?

Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07


Súc vật ngày nay hầu hết đã được con người thuần dưỡng để trở thành những con vật nuôi thân thiện trong nhà, nhưng với bản chất hoang dã đôi lúc chúng cũng có thể bị mất kiểm soát và gây ra thiệt hại cho người khác. Vậy việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được pháp luật quy định như thế nào?

 

1. Súc vật là gì?

     Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về khái niệm súc vật, tuy nhiên có thể dựa theo Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định:

     Điều 2. Giải thích từ ngữ

     ...

     5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

     6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

     7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

     8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

     Như vậy, có thể hiểu súc vật là động vật hoang dã, mang bản tính thú dữ đã được thuần hóa, chăn nuôi, nằm trong sự kiểm soát hoặc sống cùng môi trường với con người.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp

     Căn cứ Khoản 1 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quy định này nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp súc vật. Đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Tuy nhiên, việc gây thiệt hại của súc vật cũng chịu sự tác động của một số yếu tố như môi trường, thời tiết, dịch bệnh, bản tính hoang dã của súc vật trỗi dậy... nên việc xác định lỗi ở trường hợp này là không dễ dàng.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra trong một số trường hợp khác

     a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba có lỗi làm súc vật gây thiệt hại cho người khác

     Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. 

     Chú ý: Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi, thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

     b. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái phép

     Súc vật có thể gây thiệt hại khi đang bị chiếm hữa, sử dụng trái pháp luật. Trong trường hợp này người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật để súc vật gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật còn phải chịu trách nhiệm hoàn trả súc vật (nếu còn) hoặc phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật nếu có. Thậm chí có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật.

     Ngoài ra, trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

     c. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo tập quán

     Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường thiệt hại theo tập quán. Khi giải quyết bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự;
  • Phong tục, tập quán được áp dụng đã trở thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn, cùng dân tộc, cùng tôn giáo thừa nhận;
  • Phong tục, tập quán chỉ được áp dụng trên địa bàn có thói quen xử sự theo tập quán đó;
  • Tôn trọng sự thỏa thuận của đương sự trong việc áp dụng phong tục, tập quán về dân sự.

4. Hỏi đáp về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Câu hỏi 1: Người dưới 15 tuổi có phải bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra không?

     Căn cứ: Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

     Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi là chủ của súc vật:

  • Nếu có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người giám hộ để bồi thường;
  • Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Câu hỏi 2: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?

     Căn cứ: Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

     Thời hiệu khởi hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.  

Bài viết tham khảo:

     Mọi thắc mắc liên quan đến bồi thương thiệt hại do súc vật gây ra quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hồng Anh

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]