Thời hiệu là gì? Các quy định của pháp luật về thời hiệu

Thứ 6 , 15/11/2024, 08:30


Bên cạnh thời hạn, thuật ngữ thời hiệu cũng được sử dụng nhiều trong luật dân sự. Vậy thời hiệu là gì, pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu, thời hiệu và thời hạn khác nhau như thế nào?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi thời hiệu là gì, các quy định của pháp luật về thời hiệu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Thời hiệu là gì, các quy định của pháp luật về thời hiệu. Chúng tôi xin đưa ra tư vấn về câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Thời hiệu là gì?

     Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu như sau:

     Điều 149. Thời hiệu

     1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

     Tòa án chỉ được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

     2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

     Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

     Như vậy, thời hiệu là một khoảng thời gian do luật quy định được xác định bằng hai mốc thời điểm (thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc) mà khi kết thúc khoảng thời gian này sẽ phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định đối với chủ thể. Hậu quả pháp lý đó có thể là chủ thể được hưởng một quyền dân sự hoặc được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; mất quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự; mất quyền khởi kiện vụ án dân sự. 

     Ngoài ra, trong khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án không còn thẩm quyền trong việc tự xác định áp dụng thời hiệu mà chỉ được áp dụng khi có một hoặc các bên yêu cầu và yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc và người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng. Quy định này đã thể hiện đúng bản chất của quan hệ dân sự - quan hệ thể hiện sự tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các chủ thể.

     Mục đích điều chỉnh quan trọng của pháp luật dân sự là sự ổn định của các quan hệ dân sự, đây cũng chính là vai trò của thời hiệu. Trường hợp không có quy định về thời hiệu, các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự luôn bị đe dọa các tranh chấp có thể xảy ra, những tranh chấp đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của họ rất nhiều. Bên cạnh đó, việc quy định về thời hiệu giúp cho các chứng cứ mà Tòa án thu thập được liên quan đến các tranh chấp dân sự sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan.

2. Các loại thời hiệu

     Theo Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015, có 4 loại thời hiệu, cụ thể:

  • Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể sẽ được hưởng quyền dân sự. 
  • Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. 
  • Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nhưng khi thời hạn đó kết thúc thì chủ thể sẽ mất đi quyền khởi kiện. 
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết viêc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc và xã hội. Nếu thời hạn đó kết thúc thì chủ thể mất quyền yêu cầu. 

3. Cách tính thời hiệu

      Điều 151. Cách tính thời hiệu

     Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

     Thời hiệu là thời hạn do luật quy định trong đó khoảng thời gian của thời hạn bao giờ cũng diễn ra liền nhau nên thời hiệu luôn được tính từ thời điểm bắt đầu đến khi thời điểm kết thúc của khoảng thời gian liền nhau ấy. "Ngày đầu tiên" và "Ngày cuối cùng" của thời hiệu cũng được xác định tương tự như ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của thời hạn. Cụ thể:

  • Ngày đầu tiên của thời hiệu là ngày tiếp theo liền kề của ngày được xác định
  • Ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày tương ứng của khoảng thời gian được xác định và là ngày làm việc tiếp theo trong trường hợp ngày cuối cùng là ngày nghỉ tuần hoặc nghỉ lễ.

     Tuy nhiên, trong trường hợp hai loại thời hiệu đó là thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì pháp luật có quy định thêm về thời điểm bắt đầu thời hiệu như sau:

     Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

     1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đươc tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Thời điểm bắt đầu thời hiệu và thời điểm kết thúc thời hiệu là hai yếu tố có sự tác động, nhưng chỉ là sự tác động mang tính một chiều. Sẽ không thể kết thúc thời hiệu nếu không có thời điểm bắt đầu thời hiệu, việc xác định kết thúc thời hiệu có chính xác không phụ thuộc vào việc xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu. 

4. Phân biệt thời hiệu và thời hạn

Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu
Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Căn cứ: Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. 

Căn cứ: Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015

Thời điểm bắt đầu và kết thúc

Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn

Căn cứ: Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015

Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu

Căn cứ: Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015

Phân loại

3 loại:

  • Thời hạn do luật định
  • Thời hạn do các bên thỏa thuận
  • Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể

 

04 loại:

  • Thời hiệu hưởng quyền dân sự
  • Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
  • Thời hiệu khởi kiện
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Căn cứ: Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015

Chủ thể áp dụng
  • Cơ quan nhà nước
  • Cá nhân, tổ chức
  • Cơ quan nhà nước
Trường hợp áp dụng
  • Trong giao dịch dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nha
  • Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể
  • Cơ quan nhà nước áp dụng khi giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định
Về gia hạn Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn Thời hiệu đã hết không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài

5. Hỏi đáp về thời hiệu là gì 

Câu hỏi 1: Thời hiệu có thể bị gián đoạn vì lý do gì hay không, nếu có thì bị gián đoạn trong trường hợp nào?

     Theo Khoản 2 Điều 153 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

  • Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
  • Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Câu hỏi 2: Nhận định sau đúng hay sai:

"Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận với nhau".

     Nhận định trên là sai. Vì theo Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

     Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thời hiệu là gì và các quy định của pháp luật về thời hiệu. Để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn quý khách hàng có thể tham khảo thêm các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thời hiệu là gì 

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi thời hiệu là gì và các quy định của pháp luật về thời hiệu. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thời hiệu là gì và các quy định của pháp luật về thời hiệu tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về thời hiệu và các quy định pháp luật liên quan. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

  Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hồng Anh

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]