Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng theo quy định pháp luật
Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07
THẨM QUYỀN VÀ PHẠM VI LẬP VI BẰNG
Kiến thức của bạn:
Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng theo quy định pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP
Nội dung kiến thức về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng:
1. Vi bằng và lập vi bằng là gì?
Được quy định tại Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP:
" Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."
Lập vi bằng được hiểu là Thừa phát lại ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách khách quan và trung thực.
2. Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng
Được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 2, thẩm quyền lập vi bằng như sau:
1.1 Thẩm quyền lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1.2 Phạm vi lập vi bằng
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP quy định: "Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng thừa phát lại."
Như vậy, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại đó.
Trên đây là quy định của pháp luật về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006178 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]