Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định pháp luật
Thứ 3 , 12/11/2024, 09:09
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư! 2 tháng nữa là tôi phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không? Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2015
Nội dung tư vấn:
1. Tạm hoãn hợp đồng là gì?
Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Tạm hoãn hợp đồng lao động chính là một sự kiện pháp lý rất đặc biệt, là sự tạm thời không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, hợp đồng lao động vẫn tồn tại mà không phải bị hủy bỏ hay hết hiệu lực.
2. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động?
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động cụ thể như sau:
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Lao động nữ mang thai theo quy định sau:
- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
- Thời gian tạm hoãn HĐLĐ do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Theo đó, các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động có thể phân thành hai dạng cơ bản là: các trường hợp được phép tạm hoãn theo quy định pháp luật và các trường hợp do ý chí của các bên tự thỏa thuận với nhau. Đối với trường hợp của bạn thời gian tới bạn đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy theo quy định pháp luật hiện nay trường hợp đi nghĩa vụ quân sự thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
3. Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động
Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc hết thời gian tạm hoãn hợp đồng như sau:
Điều 31: Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định, khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng, các bên có nghĩa vụ sau:
Đối với người lao động:
- Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời gian 15 ngày
- Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
Đối với người sử dụng lao động:
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc
- Bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết
- Trường hợp không bố trí được đúng công việc thì thỏa thuận công việc mới và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Hỏi đáp về trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Câu hỏi 1: Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội quy định, trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương (tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng) không đóng phải đóng BHXH.
Câu hỏi 2: Tạm hoãn hợp đồng lao động có được trả lương không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động người lao động không được hưởng lương trừ trường hợp người lao động và người sử dụng có thỏa thuận khác.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lê Hằng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]