Trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động
Thứ 5 , 14/11/2024, 09:06
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư! Tôi bị tai nạn lao động trong quá trình lao động nhưng không được giải quyết tai nạn lao động, luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào không được giải quyết tai nạn lao động . Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động như sau:
Căn cứ pháp lý:
-
Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
-
Luật bảo hiểm xã hội 2014
1. Tai nạn lao động được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Có thể thấy, tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động mà gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động.
2. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và Điểm a,b, c,d,đ,e và h Khoản Điều 2 và Khoản 3 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định rõ ràng, chi tiết về đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
-
Cán bộ, công chức, viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
-
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
-
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Căn cứ Điều 43, Luật BHXH số 58/2014/QH13, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định rõ ràng, chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau. Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng đủ đồng thời 2 điều kiện sau đây:
Điều kiện 1: NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
-
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
-
Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Điều kiện 2: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn
3. Các trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động
Căn cứ Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, có những trường hợp người lao động bị tai nạn lao động nhưng không được giải quyết tai nạn lao động, đó là
-
Người lao động bị tai nạn lao động nhưng suy giảm khả năng lao động dưới 5%
-
Người lao động bị tai nạn lao động do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
-
Người lao động bị tai nạn lao động do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
-
Người lao động bị tai nạn lao động do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Các chất ma túy, chất gây nghiện trong trường hợp này là các chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP.
Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động vì các nguyên nhân theo quy định trên
4. Hỏi đáp về trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động
Câu hỏi 1: Thưa Luật sư, tôi thấy mình đủ điều kiện để hưởng trợ cấp tai nạn lao động vật luật sư cho tôi hỏi tôi cần làm những thủ tục nào để được nhận trợ cấp tai nạn lao động?
Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Quyết định 222/QĐ-BHXH, người lao động muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nói trên.
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Hình thức nộp:
- Qua giao dịch điện tử.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
- Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 4: Nhận kết quả.
Người sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử.
Người lao động được nhận tiền trợ cấp thông qua tài khoản cá nhân hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH (trợ cấp 01 lần) hoặc qua bưu điện
Câu hỏi 2: Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/2/2021, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu bao gồm:
- Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mẫu 05A-HSB) của đơn vị sử dụng lao động.
- Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động (trường hợp điều trị nội trú).
- Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng giám định y khóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ có thêm Biên bản giám định y khoa.
- Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có).
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về truofng hợp không được giải quyết tai nạn lao động và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về trường hợp không được giải quyết tai nạn lao động tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Thu Trang
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]