Tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật

Thứ 7 , 09/11/2024, 09:12


     Bí mật kinh doanh là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp. Khi người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh trong thời gian làm việc sẽ bị xử phạt như thế nào? Đi cùng Luật Toàn quốc để giải đáp thắc mắc về tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào?

Câu hỏi của bạn: 

    Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau: Tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào. Tôi xin cảm ơn!

      Câu trả lời của Luật sư: 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về bán chui cổ phiếu bị xử phạt thế nào như sau:

     Căn cứ pháp lý:
  •  Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009
  • Luật Cạnh tranh 2018;
  • Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;
  • Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động.
      Nội dung tư vấn:

     1. Tiết lộ bí mật kinh doanh được hiểu là gì?

     Trước hết, bí mật kinh doanh được định nghĩa tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
     Có thể hiểu, tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi của một chủ thể nào đó bằng cách nào đó làm lộ ra thông tin kinh doanh bí mật của doanh nghiệp.

     2. Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh có bị cấm không?

     Theo quy định trong khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018, bí mật kinh doanh được coi là hành vi bị cấm. Cụ thể:

"1.Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó."

     Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định trong nội dung của hợp đồng lao động cũng có nêu rõ:

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.” 

     Như vậy, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi bị cấm. Khi người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh thì không những phải chịu biện pháp kỷ luật của doanh nghiệp mà còn vị xử lý theo quy định của pháp luật.

      3. Tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào?

     Thứ nhất, người lao động có thể bị sa thải

     Căn cứ vào khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định đối với việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”

     Như vậy, người lao động sẽ bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là sa thải khi tiết lộ bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải áp dụng đầy đủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 122 Bộ luật lao động 2019.

      Thứ hai, bị xử phạt vi phạm hành chính

     Ngoài việc phải chịu xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp, người lao động còn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như sau:

"1.Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó."

      Đồng thời, tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định này có nêu rõ “Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.” Như vậy, cá nhân có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trng kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

     Thứ ba, phải bồi thường thiệt hại

     Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

“Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;

b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.”

      Theo đó, người lao động có nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động và cả thời gian sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 2 bên thỏa thuận. Nếu vi phạm, tùy từng trường hợp mà có phương thức xử lý tương ứng.

      Điều kiện được quy trách nhiệm bồi thường thệt hại cho người lao động lao động là chỉ khi người sử dụng lao động phát hiện được hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người lao động. Do đó, nếu hành vi vi phạm của người lao động không bị phát hiện thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được đặt ra.

     Theo đó, căn cứ vào Điều 360 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: "Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."

 

     4. Hỏi đáp về tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào

    Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi tiết lộ bí mật kinh doanh có bị xử lý hình sự không?

      Theo quy định, đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý kỉ luật theo hợp đồng lao động, nội quy công ty hoặc bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính mà không đến mức truy cứu hình sự đối với hành vi này.

     Câu hỏi 2: Xin hỏi Luật sư:  Anh A là nhân viên lâu năm của công ty nên nắm giữ được nhiều bí mật kinh doanh của công ty. Trong quá trình anh A làm việc, công ty đã phát hiện và xác minh về việc anh A có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ. Xin hỏi công ty có thể yêu cầu anh A bồi thường thiệt hại được không? Xin cảm ơn!

      Theo quy định tại đểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật. Theo đó trong trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về  tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ánh Tuyết

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]