Thủ tục tách thửa đất theo quy định mới nhất

Thứ 2 , 11/09/2023, 17:22


     Hiện nay nhu cầu của người dân về việc tách thửa đất rất lớn, tách thửa đất được xem là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Để người sử dụng đất có những phương hướng đề ra sau khi sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện tách thửa đất là gì. Vậy, pháp luật quy định về thủ tục tách thửa đất như thế nào?  

1. Tách thửa đất là gì? 

     Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.                                                           

2. Điều kiện tách thửa đất

     Điều kiện để có thể được tách thửa đất rất nghiêm ngặt. Để biết cách tách thửa đất là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung dưới đây. Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 26 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 

Để được tách thửa thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Đất còn thời hạn sử dụng.
  • Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

     Ngoài ra căn cứ Điều 75a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/ NĐ-CP quy định.

"​Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất."

     Do vậy, để được tách thửa thì cần tuân thủ các điều kiện chung và xem xét điều kiện cụ thể tại địa phương cũng như các trường hợp ngoại lệ.

 3. Trình tự, thủ tục tách thửa đất.

3.1. Hồ sơ tách thửa đất

 Căn cứ Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định thành phần hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa đất gồm có các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa (có mẫu theo mẫu số 11/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài khác gắn liền với đất bản gốc.
  • Bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
  • Một số giấy tờ khác nếu địa phương có yêu cầu: bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…
  • Giấy ủy quyền (nếu chủ sở hữu đất không tự mình đi thực hiện được thủ tục thì có thể ủy quyền cho người khác đã trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự).

     Trên đây là hồ sơ để chuẩn bị cho thủ tục tách thửa đất.

3.2. Thủ tục tách thửa đất

     Trình tự, thủ tục tách thửa đất thực hiện theo Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

      Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

     Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  •  Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3.3. Thời hạn giải quyết 

     Người thực hiện hồ sơ nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã theo phiếu hẹn.

     Thời hạn giải quyết không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

4. Hỏi đáp về thủ tục tách thửa đất 

Câu hỏi 1. Các lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ? 

     Các lệ phí trong quá trình tách thửa đất là:

  • Phí đo đạc tách thửa. Thông thường sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.
  • Lệ phí trước bạ

    Lệ phí trước bạ chỉ nộp khi tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất.

    Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC

  • Phí thẩm định hồ sơ

    Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.

    Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

  • Lệ phí cấp bìa mới (lệ phí cấp Giấy chứng nhận)

    Tương tự như phí thẩm định hồ sơ khoản phí này cũng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều thu từ 100.000 đồng trở xuống.

Câu hỏi 2. Các trường hợp không được tách thửa đất? 

Các trường hợp không được phép tách thửa đất hiện nay là:

  • Đất không có sổ đỏ

  • Đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu

  • Tách đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

  • Đất đang tranh chấp

  • Đất hết thời hạn sử dụng.

  • Đất và quyền sử dụng đất đang bị kê biên

  • Đất đã có thông báo thu hồi

Bài viết liên quan:

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục tách thửa đất, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com