Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ 7 , 20/07/2024, 04:43


Trên thực tế, phá sản là một thuật ngữ quen thuộc đối với những người đầu tư, kinh doanh. Vậy người tham gia thủ tục phá sản là ai? Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản được pháp luật quy định như thế nào? Để có thể hiểu rõ được về các vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Toàn Quốc.   

1. Người tham gia thủ tục phá sản gồm những ai?

     Hiện nay, theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014, khái niệm “người tham gia thủ tục phá sản” đã được nêu ra cụ thể như sau: 

   “Điều 4. Giải thích từ ngữ

10. Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản”.

     Theo đó, với quy định tại khoản 10, Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì người tham gia thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm 06 nhóm đối tượng như sau:

  • Chủ nợ
  • Người lao động
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông, nhóm cổ đông.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
  • Người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.

2. Quyền của người tham gia thủ tục phá sản được pháp luật quy định như thế nào?

     Quyền của người tham gia thủ tục phá sản được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với người tham gia thủ tục phá sản. Cụ thể, tại Điều 18 Luật Phá sản năm 2014 các quyền của người tham gia thủ tục phá sản đã được quy định chi tiết gồm các quyền như sau:

     Thứ nhất, người tham gia thủ tục phá sản có quyền được biết thông tin.

  • Quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập. 

  • Quyền được nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 

     Thứ hai, người tham gia thủ tục phá sản có quyền được tham gia vào quá trình giải quyết phá sản. 

  • Tham gia Hội nghị chủ nợ để thảo luận, quyết định các vấn đề liên quan. 

  • Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này. 

  • Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.

  • Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.

  • Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

  • Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.

     Thứ ba, người tham gia thủ tục phá sản có quyền được bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình thông qua việc thực hiện các quyền:

  • Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.

  • Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

     Thứ tư, người tham gia thủ tục phá sản có quyền được yêu cầu hỗ trợ.

  • Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản.

  • Đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 

  • Đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.

     Theo đó, với việc quy định về các quyền của người tham gia thủ tục phá sản chi tiết như trên đã cho thấy rõ được vai trò vô cùng quan trọng của đối tượng này trong việc thực hiện thủ tục phá sản.

3. Nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản được pháp luật quy định gồm những nội dung gì?

     Để quá trình tham gia vào thủ tục phá sản được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, người tham gia thủ tục phá sản cũng cần chú ý tới những nghĩa vụ mà mình cần phải thực hiện như sau:

      Thứ nhất, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.

  • Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, cơ quan chức năng theo quy định pháp luật về phá sản.

  • Cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết phá sản.

  • Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.

     Thứ hai, nghĩa vụ hợp tác với các bên liên quan.

  • Tham gia Hội nghị chủ nợ một cách tích cực.

  • Cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho cơ quan chức năng.

  • Đề xuất các giải pháp khả thi để xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.

4. Câu hỏi liên quan

Câu 1. Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản có phải là quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục sản hay không?

     Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Luật Phá sản năm 2014 thì “việc cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết phá sản” chính là một trong những quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản. Cụ thể:

   “Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản

   2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản”.

 

Câu 2. Đối với trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì ai có thể tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản? 

     Đối với trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ chính là người có thể tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản. Cụ thể, tại khoản 16, Điều 18 Luật Phá sản năm 2014 nêu rõ:

   “16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này”.

     Đồng thời, việc tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ này sẽ được thực hiện theo quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản tại Luật Phá sản.

Bài viết liên quan:

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản được pháp luật quy định như thế nào?”, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vũ Phương Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com