Các trường hợp thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

Thứ 3 , 26/11/2024, 10:12


Trong quá trình tiến hành giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật, Thẩm phán được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn khi tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi. Vậy thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản trong trường hợp nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết sau đây!  

1. Trách nhiệm của Thẩm phán là gì?

     Căn cứ Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Thẩm phán có các trách nhiệm sau:

  • Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

  • Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

  • Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.

  • Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

  • Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.

  • Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. 

2. Các trường hợp thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

     Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:

Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:

a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;

b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;

c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;

d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;

đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

      Như vậy, 05 trường hợp Thẩm phán bị thay đổi gồm:

  • Thẩm phán đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;

  • Thẩm phán đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;

  • Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;

  • Thẩm phán đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;

  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

3. Thẩm quyền thay đổi Thẩm phán khi giải quyết phá sản

     Theo quy định tại khoản 15 Điều 9 Luật Phá sản năm 2014, Thẩm phán phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này. Nếu Thẩm phán không từ chối giải quyết phá sản, việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.

4. Hỏi đáp về “Các trường hợp thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

Câu hỏi 1. Thẩm phán có được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản không?

     Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Phá sản năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, Thẩm phán có quyền quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Câu hỏi 2. Những việc Thẩm phán không được làm theo quy định của pháp luật.

     Theo quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, những việc Thẩm phán không được làm bao gồm:

  • Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

  • Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

  • Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

  • Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

  • Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

Bài viết liên quan:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Các trường hợp thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Minh Khuê

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]