Quy định mới nhất về quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động

Thứ 3 , 21/02/2023, 11:40


Nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp cho người lao động, Luật toàn quốc xin gửi tới bạn bài viết về quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động. Thông qua bài viết phân tích dưới đây, Luật toàn quốc hi vọng bạn đọc sẽ nắm rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi trong trường hợp bị tai nạn lao động.

Câu hỏi của bạn: 

     Chào Luật sư, chồng tôi bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại công trình của công ty. Tôi mong muốn Luật sư tư vấn giúp tôi về quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động để đảm bảo công bằng cho chồng tôi. Tôi cảm ơn sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư: 

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động như sau:

Căn cứ pháp lý: 

  • Bộ luật lao động 2015

  • Luật bảo hiểm 2014

  • Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

1. Chế độ tai nạn lao động là gì?

     TNLĐ theo nghĩa thông thường được hiểu là những sự kiện phát sinh không may trong quá trình lao động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể trạng của người lao động (NLĐ). Chế độ tai nạn lao động là chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay nhằm chia sẻ gánh nặng giúp người lao động vượt qua khó khăn khi không may gặp tai nạn lao động. 

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm đối với NLĐ khi bị tai bạn lao động. Trong trường hợp NSDLĐ đã thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật thì NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp  từ quỹ của cơ quan Bảo hiểm và từ phía người sử dụng lao động theo căn cứ thông tư  04/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Những trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động 

     Theo quy định tại điều 43, Luật bảo hiểm 2014 thì khi và chỉ khi NLĐ gặp tai nạn trong các trường hợp sau mới được coi là tai nạn lao động hợp pháp và được hưởng chế độ tai nạn lao động theo luật định

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

     Vậy để xét xem NLĐ có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không thì cần đối chiếu với các yếu tố nêu trên xem liệu trường hợp đó có thỏa mãn các điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động không.

3. Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động

     NLĐ bị tai nạn lao động là trường hợp không hiếm xảy ra trên thực tiễn. Để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về vấn đề quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Theo đó, NLĐ sẽ được hưởng hai chế độ tai nạn lao động: từ quỹ của cơ quan bảo hiểm (nếu NLĐ đóng bảo hiểm theo đúng quy định) và từ chính NSDLĐ. 

3.1. Mức hưởng trợ cấp từ quỹ của cơ quan Bảo hiểm 

     Tùy từng trường hợp căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp khác nhau:

  • Trường hợp mức độ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 31% 

     Trường hợp này căn cứ theo khoản 2, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. Mức suy giảm khả năng lao động là 5% thì được hưởng mức tính bằng 5 lần tiền lương cơ sở. Nếu tỷ lệ cao hơn thì cứ thêm 1% sẽ được cộng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. 

     Ngoài ra, tại khoản 2 nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm theo thâm niên đóng BHXH. Nếu thời gian đóng từ 1 năm trở xuống thì sẽ được hưởng bằng 0,5 tháng, trên 1 năm thì cứ mỗi năm sẽ được cộng một khoản bằng 0,3 tháng tiền lương đóng Bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động. Trong trường hợp người lao động mới tham gia đóng bảo hiểm tháng đầu tiên thì bị tai nạn lao động hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

  • Trường hợp mức độ suy giảm khả năng lao động trên 31%

     Người lao động sẽ được trợ cấp hàng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên theo quy định tại điều 49, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015:

  • Mức trợ cấp thấp nhất được tính bằng 30% tiền lương cơ sở (tỷ lệ suy giảm lao động là 31%). Nếu tỷ lệ cao hơn thì cứ thêm 1% sẽ được hưởng trợ cấp 2% lương cơ sở theo điểm a, khoản 2, điều 49, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015.

  • Mức trợ cấp theo thâm niên tham gia BHXH sẽ được tính như trường hợp trên (trường hợp tỷ lệ suy giảm 5% đến dưới 31%).

  • Trợ cấp trong trường hợp suy giảm 81% trở lên.

      Ngoài các khoản trợ cấp như trường hợp suy giảm khả năng lao động trên 31% nêu trên, nếu NLĐ bị tai nạn lao động khiến  khả năng lao động bị suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở theo quy định tại điều 52, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

  • Trợ cấp một lần khi chết

     Nếu NLĐ bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động,

  •  Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động,

  •  Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

      Thì theo quy định tại điều 53, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015, thân nhân NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi chết bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết và được hưởng chế độ tử tuất của Luật Bảo hiểm xã hội.

  • Hỗ trợ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt hoặc để chỉnh hình

     Ngoài các khoản tiền trợ cấp tính theo lương cơ sở, người lao động sẽ được cung cấp thêm một số dụng cụ, phương tiện theo điều 51, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 . Các loại dụng cụ này để hỗ trợ cho người lao động do bị thương tật, suy giảm khả năng làm việc.

  • Trợ cấp khi nghỉ dưỡng sức, hồi phục 

     Sau quá trình điều trị, người lao động sẽ được nghỉ ngơi dưỡng sức để hồi phục sức khỏe, thời gian tính theo quy định tại khoản 2, điều 54, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 như sau:

  • Nếu tỷ lệ suy giảm lao động từ 15% đến 30% thì thời gian nghỉ nhiều nhất 05 ngày.

  • Nếu tỷ lệ suy giảm lao động từ 31% đến 50% thì thời gian nghỉ nhiều nhất 07 ngày.

  • Trường hợp người lao động bị suy giảm trên 50% thì nghỉ tối đa 10 ngày.

     Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp. Nếu người lao động nghỉ tại nơi ở thì được hưởng trợ cấp bằng 25% tiền lương cơ sở, còn nghỉ ở nơi tập trung thì tiền trợ cấp bằng 40% mức lương cơ sở.

3.2. Chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động

     Người lao động đang làm việc tại đơn vị mà đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn trong lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp một số khoản căn cứ theo điều 38, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 dưới đây:

  • Thanh toán các chi phí các khoản không được BHYT chi trả đối với người có đóng BHYT. Đối với người không tham gia BHYT, người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế trong quá trình điều trị.

  • Thanh toán tiền lương cho người lao động trong quá trình nghỉ việc để điều trị.

  • Bồi thường cho trong trường hợp tai nạn không do lỗi của người lao động. 

  • Mức độ suy giảm từ 5% đến dưới 11% thì được trợ cấp một khoản bằng 1,5 lần tháng lương theo thỏa thuận, hợp đồng lao động. Nếu tỷ lệ này cao hơn (11% - dưới 81% ) thì cứ thêm 1% thì mức trợ cấp sẽ cộng thêm 40% tiền lương thỏa thuận.

  • Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30 tháng lương.

  • Trường hợp tai nạn do lỗi của người lao động thì sẽ được người sử dụng lao động bồi thường tối thiểu 40% tiền lương căn cứ vào các tỷ lệ suy giảm lao động nêu trên.

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm thường xuyên chăm lo cho người lao động bị tai nạn, sắp xếp công việc phù hợp điều kiện sức khỏe nếu người lao động có quay trở lại làm việc sau điều trị.

4. Hỏi đáp về vấn đề Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động

Câu hỏi 1: Thân nhân của người lao động có được nhận chi phí mai táng và tổn thất tinh thần khi NLĐ bị chết do bị tai nạn lao động không?

     Căn cứ quy định tại điều 53, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 thì thân nhân của người lao động sẽ được nhận các khoản trợ cấp sau: 

Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

     Vậy trong trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân của người lao động sẽ được hưởng hưởng trợ cấp một lần và chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 2: Theo quy định của pháp luật thì NLĐ có thể được cấp xe lăn sau khi bị tai nạn lao động gây tổn thương chân không?

     Theo quy định tại khoản 2, điều 12, Thông tư 28/2021/ TT BLĐTBXH thì NLĐ sẽ được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt sau:

a) Tay giả;

b) Máng nhựa tay;

c) Chân giả;

d) Máng nhựa chân;

đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

g) Áo chỉnh hình;

h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

i) Nạng;

k) Máy trợ thính;

l) Lắp mắt giả;

m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;

n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

     Vậy NLĐ sẽ được hỗ trợ tiền để mua xe lăn sau khi gặp tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể. Tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật toàn quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Ngọc Bích

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com