Người sử dụng lao động tự ý giảm lương bị xử phạt không

Thứ 5 , 02/11/2023, 16:50


     Người lao động tự ý giảm lương có bị xử phạt không? Đây là thắc mắc chung của nhiều lao động, vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ và khái quát nhất về những quy định của pháp luật về cách thức cũng như xử phạt khi người lao động tự ý giảm lương.

1.  Người sử dụng lao động có quyền giảm lương khi người lao động không?

     Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 thì Người lao động phải trả lương trực tiếp đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

     Ngoài ra tại Điều 33 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định như sau:

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

      Do đó nếu người sử dụng lao động muốn giảm tiền lương của người lao động thì phải báo trước ít nhất 03 ngày cho người lao động. Nếu người đồng ý thì các bên có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng mới để điều chỉnh mức tiền lương.

     Ngược lại nếu người lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động không được tự ý giảm lương của người lao động.

2. Người sử dụng lao động tự ý giảm lương của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

     Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt khi vi phạm quy định về tiền lương như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

     Như vậy theo như căn cứ nêu trên và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối vơi tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     Hơn nữa ngoài việc bị phạt tiền người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

3. Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người sử dụng lao động tự ý giảm lương không?

     Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp sau đây:

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

     Như vậy người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý giảm lương theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 nêu trên.

4. Hỏi đáp về người sử dụng lao động tự ý giảm lương bị xử phạt không?

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt khi người sử dụng lao động tự ý giảm tiền lương người lao động không? Tôi cảm ơn!

     Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

     Theo căn cứ nêu trên thì đối với hành vi tự ý cắt giảm tiền lương có mức xử phạt lớn hon mức phạt tiền mà Uỷ ban nhân dân cấp xã được phép. Do đó trong trường hợp này Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt đối với người lao động tự ý cắt giảm tiền lương người lao động.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Người lao động tự ý nghỉ việc có được hưởng lương không? Tôi cảm ơn!

     Người lao động tự ý nghỉ việc sẽ được trả lương trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng không xác đinh thời hạn; ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng theo mùa vụ.Hoặc phải báo trước với chủ sử dụng lao động với loại hình công việc nhất định và có thời gian làm việc dưới 12 tháng.

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời gian làm việc thì cùng được quyền đơn phương chấm dứt nhưng cũng phải báo trước cho người sử dụng lao động tối thiểu là 45 ngày. Trong trường hợp tự ý nghỉ việc này thì người lao động sẽ được trả lương đầy đủ.

     Bài viết tham khảo:

      Mọi thắc mắc liên quan đến người sử dụng lao động tự ý giảm lương bị xử phạt không xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!  

Chuyên viên : Hằng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com