Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Thứ 7 , 12/03/2022, 03:51


Quyền lợi trong thời gian thử việc là một vấn đề được nhiều người lao động quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Một trong số những câu hỏi phổ biến được đặt ra đó là thử việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội hay không. Trong bài viết sau đây, Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp về vấn đề này.

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào luật sư! Tôi mới thử việc tại một công ty mới, tôi thắc mắc trong khoảng thời gian thử việc ở đây tôi có được đóng bảo hiểm xã hội hay không. Rất mong được Luật sư giải đáp.Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

1. Hình thức ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc

     Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 về thử việc:

"1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. […]”

     Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 đã ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc sẽ phải ghi nhận và chỉ được ghi nhận dưới 02 hình thức:

  • Trong hợp đồng lao động;
  •  Giao kết hợp đồng thử việc.

     Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

     Vì thế, có thể hiểu, thử việc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên và được thỏa thuận nội dung thử việc dưới hai hình thức: Giao kết Hợp đồng thử việc hoặc ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động 

2. Trường hợp nào người lao động thử việc được đóng bảo hiểm xã hội

2.1. Người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng thử việc

     Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

“a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.”

     Như vậy có thể thấy luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định các đối tượng ký hợp đồng thử việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc không phải là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2.2. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động

     Theo quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

     Đồng thời theo khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, thử việc không áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Do đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động đó thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức đóng bảo hiểm xã hôi khi người lao động thử việc

     Theo phân tích tại mục 2, việc người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc hay không phụ thuộc vào việc các bên giao kết hợp đồng thử việc hay thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN (Theo Khoản 3 Điều 168 Bộ Luật lao động).

     Đối với người lao động thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì theo công văn 4407/BHXH-BT của Bộ LĐTBXH và BHXH Việt Nam về hướng dẫn giải quyết vướng mắc khi thực hiện Luật BHXH, người lao động đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

     Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ. 

4. Hỏi đáp về thử việc đóng bảo hiểm xã hội 

Câu hỏi 1: Người lao động được nghỉ việc khi chưa hết thời gian thử việc không?

     Trong quá trình người lao động thử việc. Nếu người lao động cảm thấy công việc không phù hợp với mình. Hoặc bên sử dụng lao động cảm thấy NLĐ không đủ năng lực để hoàn thành công việc được giao.

     Hoặc có thể vì một lý do nào đó, cả hai bên đều được phép chấm dứt hợp đồng thử việc. Mặc dù thời hạn thử việc chưa kết thúc. Cả hai bên sẽ không cần báo trước cho bên còn lại và không cần phải bồi thường bất cứ khoản nào cho đối phương.

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp có được yêu cầu  ký hơp đồng thử việc lần hai không?

     Doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần với một công việc, đồng thời phải đảm bảo thời gian thử việc tối đa theo quy định.

     Khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả cho người lao động theo Điều 27 BLLĐ 2019. Theo đó, có hai trường hợp xảy ra:

  • Thử việc đạt yêu cầu: Ký hợp đồng lao động (với trường hợp ký hợp đồng thử việc) hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động (nếu thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động).
  • Thử việc không đạt yêu cầu: Chấm dứt hợp đồng lao động đã ký hoặc hợp đồng thử việc.

     Như vậy, nếu người lao động sau thời gian thử việc mà không đạt yêu cầu đối với vị trí việc làm thì phải chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã ký. Nếu các bên tiếp tục ký thêm hợp đồng thử việc với công việc đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo  khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

     Theo đó, nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc 2 lần trở lên với cùng một công việc sẽ bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng. Cùng với đó, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 28/2020).

     Nói tóm lại, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng thử việc 02 lần với 02 công việc khác nhau.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không và các vấn đề khác liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nga Đinh

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com