Mức đóng kinh phí công đoàn 2022

Thứ 5 , 07/07/2022, 08:52


Mức đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2022 khi tăng lương tối thiểu vùng có thay đổi hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn về mức đóng kinh phí công đoàn!

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức đóng kinh phí công đoàn có tăng không? Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Mức đóng kinh phí công đoàn, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề mức đóng kinh phí công đoàn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Công đoàn 2012
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn

Nội dung tư vấn:

1. Công đoàn và kinh phí công đoàn là gì?

     Căn cứ theo điều 1 Luật Công đoàn 2012: 

     Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

     Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Theo đó thì tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
  • Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
  • Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
  • Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
  • Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
  • Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
  • Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
  • Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
  • Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
  • Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
  • Các nhiệm vụ chi khác.

2. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

     Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Cồn đoàn 2012 quy định: Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.

     Cụ thể hơn tại Điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước (kể cả UBND xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ qyan, tổ chức nước ngoài, tôt chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng người lao động là người Việt Nam.
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

     Theo căn cứ trên, có thể thấy, các cơ quan, tổ chức dù chưa có tổ chức công đoàn đều phải thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo quy định pháp luật. 

3. Mức đóng kinh phí công đoàn 

     Căn cứ theo khoản 2 điều 26 về tài chính công đoàn Luật Công đoàn năm 2012 thì mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

     Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

     Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

     Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:

  • Mức lương;
  • Phụ cấp;
  • Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

     Căn cứ vào những quy định trên, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được quy định dựa vào mức lương của người lao động và theo quy định thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng tăng so với quy định trước đó theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, vì vậy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương cũng sẽ tăng. Như thế, mức đóng kinh phí Công Đoàn đối với những đối tương đóng kinh phí công đoàn dựa vào mức lương đóng BHXH như liệt kê trên cũng có thể tăng trong trường hợp người lao động nhận lương theo mức lương tối thiểu vùng.

4. Phương thức đóng kinh phí công đoàn

     Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định: 

  • Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

     Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

  • Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
  • Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

     Như vậy, đóng kinh phí công đoàn sẽ được đóng theo tháng hoặcmột quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

     Nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận/huyện nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

4. Hỏi đáp về mức đóng kinh phí công đoàn

Câu hỏi 1: Người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn có bị xử phạt không?

     Căn cứ quy định tại Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt đối với vi phạm về đóng kinh phí công đoàn như sau:

  • Đơn vị sử dụng lao động bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng ;
  • Đơn vị sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu chậm đóng, đóng không đúng quy định hoặc đóng không đủ số lượng người thuộc đối tượng phải đóng.

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động có phải đóng kinh phí công đoàn hay không?

     Căn cứ theo quy định tại điều 4, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, đối tượng đóng kinh phí công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư đều phải đóng kinh phí công đoàn. Tóm lại, kinh phí công đoàn là khoản đóng bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, nhiều hơn 10 hay ít hơn 10 nhân viên.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Mức đóng kinh phí công đoàn

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Mức đóng kinh phí công đoàn và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Mức đóng kinh phí công đoàn tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên Lê Hằng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com